Sâm Bố Chính là thảo dược quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc của y học cổ truyền như chữa suy nhược cơ thể, mất ngủ, suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt, lao phổi ở trẻ em, hen suyễn, ho, sốt, thiếu máu, trầm cảm, ra nhiều mồ hôi, động kinh, tiêu hóa trì trệ, suy giảm sinh lý… Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ sâm Bố Chính khá lớn.
Ngày đăng: 23/08/2024 / Lượt xem: 22
TS Đào Minh Sô, Trưởng bộ môn chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã cùng các cộng sự lai tạo thành công ba giống lúa màu đỏ (SR20), tím (SR21), đen (SR22), trong đó giống đỏ (SR20) năng suất cao nhất 8 tấn mỗi hecta, tương đương lúa thường. Hiện giống SR20 và SR21 được đăng ký bảo hộ giống, lưu hành trong nước. Đây là thành quả của gần 10 năm nghiên cứu, chọn lọc, thử nghiệm cả trăm phép lai của khoảng 8 - 10 thế hệ để cuối cùng chọn ra được các giống lúa màu đạt các tiêu chí về độ thuần, năng suất, khả năng chống chịu bệnh, thành phần dinh dưỡng...
Ngày đăng: 24/08/2024 / Lượt xem: 21
Quá trình làm gạch truyền thống tiêu tốn nhiều vật liệu lẫn năng lượng, đồng thời thải ra nhiều khí carbon – tác nhân góp phần khiến Trái đất nóng lên. Làm thế nào để sản xuất ra vật liệu xây dựng bền vững và thân thiện môi trường là một bài toán khó.
Ngày đăng: 23/08/2024 / Lượt xem: 21
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã ứng dụng công nghệ vi nang để tạo ra bột hương liệu thực phẩm từ tinh dầu thảo quả, thuận tiện cho người dùng và góp phần nâng cao giá trị cây thảo quả.
Ngày đăng: 13/07/2024 / Lượt xem: 12
Hiện nay, có đến 62% diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam bị suy thoái hóa từ mức độ nhẹ đến nặng do ô nhiễm hóa chất, suy giảm chất dinh dưỡng của đất…Có nhiều phương pháp để cải tạo đất bạc màu như trồng xen canh với cây họ đậu, sử dụng phân hữu cơ, các chế phẩm vi sinh cố định đạm để tăng độ màu mỡ cho đất. Trong đó, việc sử dụng vi khuẩn Rhizobium sp. và Bradyrhizobium sp. để nâng cao chất lượng đất, nhờ hai đặc tính quý cố định đạm và tiết chất kích thích sinh trưởng thực vật, được xem là giải pháp mang lại hiệu quả bền vững. Từ thực tế trên, ThS. Nguyễn Thị Hạnh Nguyên đã phối hợp với các cộng sự tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh đã cho ra đời 2 chế phẩm cải tạo đất nông nghiệp dựa vào loại vi khuẩn có nhiều trong nốt sần của rễ một số cây họ đậu.
Ngày đăng: 18/07/2024 / Lượt xem: 11
Tam thất hoang hay tam thất rừng, tam thất lá xẻ, là loài cây thuốc thuộc chi Panax (sâm), họ Ngũ gia bì. Thân rễ của loài này được xem là dược liệu quý trong đông y với khả năng tăng cường thể lực, trí nhớ, giảm nguy cơ bị ung thư, bổ máu, tiêu sưng,… Theo nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới, saponin được chiết xuất từ rễ và thân rễ Tam thất hoang, là những hợp chất có khả năng kìm hãm hoạt động của một số dòng tế bào ung thư tử cung, ung thư gan...
Ngày đăng: 18/07/2024 / Lượt xem: 10
Thời điểm năm 2014, khi anh Nguyễn Khắc Minh Trí và cộng sự của mình sáng lập nên MimosaTEK, những khái niệm như “nông nghiệp chính xác”, “giám sát tự động”, “IoT”, “cảm biến” vẫn còn rất xa lạ tại Việt Nam. Người nông dân lúc bấy giờ chủ yếu canh tác dựa vào kinh nghiệm truyền lại cùng các công cụ thô sơ dẫn đến hiệu quả thấp. Với mong muốn giúp người nông dân có nguồn thu nhập ổn định và sản xuất bền vững hơn, các chuyên gia của MimosaTEK hướng đến tạo ra giải pháp công nghệ để chuyển đổi các phương thức canh tác truyền thống thành các phương thức được tự động hóa và được định hướng bằng dữ liệu.
Ngày đăng: 19/07/2024 / Lượt xem: 10
Triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, trong giai đoạn 2024 - 2025, TP Cần Thơ có 8 doanh nghiệp và 38 tổ hợp tác/HTX đăng ký tham gia với tổng diện tích khoảng 38.000ha. Đến giai đoạn 2026 - 2030, số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng lên 28 đơn vị và 50 tổ hợp tác/HTX đảm bảo diện tích canh tác 50.000ha.
Ngày đăng: 23/07/2024 / Lượt xem: 32
Ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Đây là yếu tố quan trọng đưa năng suất lao động ngành nông nghiệp của thành phố tăng bình quân khoảng 21%/năm trong những năm gần đây.
Ngày đăng: 26/07/2024 / Lượt xem: 20
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) được phát hiện từ năm 2013, đang được WFO (The world flora online) xác nhận là một thứ thực vật chính thức của sâm Việt Nam. Các nghiên cứu đã công bố trước đây trên sâm Việt Nam đã cho thấy quá trình chế biến thành hồng sâm giúp tăng thời gian bảo quản và cải thiện các tác dụng sinh học như tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ gan so với dạng chưa chế biến.
Ngày đăng: 31/07/2024 / Lượt xem: 21
Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 12

Hôm nay: 111

Tháng này: 73149

Tổng lượt truy cập: 958086