Ngày đăng: 01/11/2023 / Lượt xem: 101
Xem với cỡ chữ

Ngành khoa học và công nghệ tỉnh Hà Giang thực hiện mục tiêu chuyển đổi số

Cùng với các đơn vị trong ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN), năm 2023, Sở KH&CN tỉnh Hà Giang đã xác định chuyển đổi số (CĐS) vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa KH&CN trong giai đoạn mới. Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng, ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), các giải pháp kỹ thuật cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức (CC, VC) trong toàn ngành.


Bám sát các Chương trình, Kế hoạch của tỉnh về công tác CĐS, Đảng ủy Sở KH&CN đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về CĐS trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU. Sở KH&CN đã thành lập tổ công tác CĐS của đơn vị, trong đó phân công trách nhiệm cho các thành viên để tổ chức thực hiện. Đồng thời, tổ chức phát động các phong trào thi đua như: Phong trào thi đua thực hiện Chương trình CĐS tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; phong trào thi đua xây dựng cơ sở dữ liệu KH&CN gắn với Chương trình CĐS; chỉ đạo các phòng, đơn vị khẩn trương triển khai, bám sát các nội dung Kế hoạch của UBND tỉnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung.

Về Chính quyền số

Hạ tầng số: Hiện trạng hệ thống CNTT của Sở từng bước được đầu tư để nâng cao hiệu quả trong quá trình giải quyết công việc; tỷ lệ CC,VC được trang bị máy tính và có kết nối Internet tốc độ cao đạt 100%; quan tâm đầu tư trang thiết bị phục vụ giải quyết công việc và các hoạt động của cơ quan (máy tính, phòng họp trực tuyến...).

Nền tảng số, dữ liệu chuyên ngành: Sở đã triển khai xây dựng các nền tảng số và dữ liệu chuyên ngành như:

Hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN: Đã xây dựng xong và cập nhật thường xuyên dữ liệu lên Hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN. Sau gần một năm triển khai cập nhật, hệ thống đã ghi nhận 1.888 tài liệu cập nhật, cung cấp dữ liệu và thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, điều hành, xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động KH&CN như: An toàn bức xạ và Hạt nhân (162 tài liệu), Nhiệm vụ khoa học công nghệ (331 tài liệu), Công nghệ đổi mới sáng tạo (248 tài liệu), Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (161 tài liệu), Sở hữu trí tuệ (208 tài liệu), Khoa học công nghệ cấp cơ sở (616 tài liệu), Tiềm lực khoa học công nghệ (124 tài liệu), Tài liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành (38 tài liệu).

Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh (hagiangtrace.com): Triển khai vận hành hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh và kết nối với cổng thông tin truy xuất quốc gia. Đến tháng 11/2022, đã cập nhật thông tin, hướng dẫn và cấp mã QR code cho 142 Doanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX) với 379 thành viên và 589 sản phẩm tiêu biểu. Hệ thống đã từng bước góp phần CĐS cho các DN, HTX trong việc quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ kết nối, chia sẻ và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Hệ thống thư viện số KH&CN (thuvienkhoahochg.vn): Tiếp tục duy trì, cập nhật và chia sẻ trên 16.600 trang tài liệu về các đề tài, dự án KH&CN thuộc các lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, khoa học kĩ thuật, y tế, giáo dục, tài liệu về bản tin khởi nghiệp KH&CN, hướng dẫn áp dụng KH&CN vào sản xuất… làm phong phú dữ liệu của Thư viện và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu thông tin của người dùng.

Ứng dụng, dịch vụ

Các hệ thống phần mềm ứng dụng tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống một cửa điện tử, Hệ thống thư điện tử (100% CC,VC sử dụng hòm thư công vụ trong gửi, nhận văn bản điện tử, trao đổi công việc).

Về ứng dụng chữ ký số: 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký và lãnh đạo phòng, đơn vị đã được trang bị chữ ký số chuyên dùng và ứng dụng trong việc ban hành văn bản điện tử, ký duyệt hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). 100% văn bản đi của Sở có ứng dụng chữ ký số và được phát hành trên phần mềm qua môi trường mạng (trừ các văn bản mật, các loại quyết định, văn bản và chứng từ thanh toán theo quy định).

Hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến được duy trì và hoạt động có hiệu quả, có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Tham gia triển khai Hệ thống thông tin báo cáo và kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ. Hoàn thành kết nối cổng dịch vụ trực tuyến với cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc qua Nền tảng LGSP của tỉnh. Bên cạnh đó, trang Thông tin điện tử của Sở (http://skhcn.hagiang.gov.vn/) được duy trì và cập nhật thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động của lãnh đạo Sở và các phòng, đơn vị.

Hiện nay, tất cả các TTHC của Sở đều được công khai trên môi trường mạng theo đúng quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. 100% các TTHC đưa vào áp dụng tiếp nhận và trả kết quả thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công bằng phần mềm theo đúng quy trình, cán bộ tiếp nhận tiến hành nhập hồ sơ, thực hiện số hóa toàn bộ các tài liệu đi kèm (nếu hồ sơ tài liệu có thể số hóa được) và luân chuyển xử lý theo quy trình đã ban hành.

Nguồn nhân lực: Bố trí cử 02 CC,VC phụ trách CNTT và 01 VC tham gia đào tạo chuyên gia CĐS tỉnh. Để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực CNTT, Sở thường xuyên cử CC,VC tham gia các lớp tập huấn, diễn tập an toàn an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT; tập huấn, hướng dẫn quản trị, vận hành hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông và cổng dịch vụ công (DVC) trực tuyến.

Về kinh tế số: Chủ động phối hợp với các đơn vị triển khai đưa sản phẩm nông sản tỉnh Hà Giang lên sàn thương mại điện tử.

Về xã hội số: Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông số hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh lên Trang thông tin điện tử của Sở, báo, đài Truyền hình của tỉnh, cung cấp thông tin tới các tổ chức, cá nhân và nhân dân kịp thời nắm bắt, cập nhật.

Về kết quả triển khai nhiệm vụ được giao: Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021; Kế hoạch số 294/KH-UBND; Kết luận số 20/TB-UBND ngày 14/2/2022 của Ban điều hành; Kết luận số 139-TB/TU ngày 18/5/2022 của Ban chỉ đạo CĐS. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị địa phương kết nối các chương trình, nhiệm vụ KH&CN nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ CĐS, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới nên chưa có các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ CĐS.

Về hiện trạng hệ thống CNTT: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC của các đơn vị một cửa, các bộ phận chuyên môn, sử dụng phần mềm một cửa điện tử tích hợp với cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh để giải quyết các TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Chức năng phần mềm cơ bản đã đáp ứng theo các quy định tại Nghị định 61/2019/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ và các Thông tư liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Về hiện trạng việc xử lý các TTHC liên thông tại bộ phận một cửa, các bộ phận chuyên môn: Thực hiện rà soát, cập nhật, tái cấu trúc quy trình, chuẩn hóa, đơn giản hóa danh mục tài liệu, hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, đảm bảo 51/51 TTHC (tỷ lệ 100%) của Sở được cung cấp dưới hình thức DVC trực tuyến mức độ 4. Trong công tác hỗ trợ điền thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu vào biểu mẫu điện tử, đã lựa chọn TTHC phát sinh nhiều hồ sơ để triển khai tạo lập biểu mẫu điện tử (E-Form) nhằm cung cấp DVC trực tuyến. Đối với công tác tuyên truyền 25 dịch vụ công thiết yếu, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia thực hiện các TTHC thông qua cổng DVC trực tuyến.

Qua triển khai thực hiện kết quả chuyển đổi số năm 2022 cho thấy, việc thực hiện CĐS đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu triển khai các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh việc chuẩn hóa, đơn giản hóa danh mục tài liệu, hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Đảm bảo 100% TTHC của ngành được cung cấp dưới hình thức DVC trực tuyến mức độ 4, giúp cho tổ chức, cá nhân hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia thực hiện các TTHC thông qua cổng DVC trực tuyến. Hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN được tích hợp trên trang thông tin điện tử của ngành dễ dàng truy cập và khai thác trên các thiết bị thông tin có kết nối internet, giao diện đơn giản dễ sử dụng. Bên cạnh đó, nhận thức của CC,VC đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã hiểu rõ hơn về CĐS và chủ động tham gia ứng dụng công nghệ số trong việc giải quyết các nhiệm vụ, công việc hàng ngày.

Có thể khẳng định, với quyết tâm chính trị cao từ Ban lãnh đạo Sở tới các phòng chuyên môn và các đơn vị tham mưu, cùng với sự nỗ lực của toàn thể CBCC, VC, trong thời gian tới, các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác CĐS sẽ được thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao, đáp ứng được các yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong quá trình CĐS của ngành KH&CN tỉnh Hà Giang./.

Nguồn tin: Bản tin KH&CN số 3 2023

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 2

Hôm nay: 529

Tháng này: 4437

Tổng lượt truy cập: 163388