Ngày đăng: 01/12/2023 / Lượt xem: 74
Xem với cỡ chữ

Xu hướng kết hợp trí tuệ nhân tạo với an toàn thông tin mạng

Trí tuệ nhân tạo (Artihcial Intelligence, hay AI) đã và đang phát triển nhanh chóng, vượt ra ngoài các lĩnh vực học thuật, nghiên cứu để bước vào dòng chảy thương mại, với các sản phẩm sáng tạo, giúp con người thay đổi cách tiếp cận và tận dụng thông tin, cũng như ứng dụng của chúng trong lĩnh vực bảo mật thông tin và an ninh mạng.


AI là gì?

AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người, là trí tuệ được thể hiện bởi hệ thống máy móc với những điểm gần giống với trí tuệ con người. Những hệ thống này có các khả năng như học kiến thức mới, nhận diện và phản ứng với thông tin, hay tự tìm cách giải quyết một vấn đề.

Các ứng dụng thương mại đầu tiên của AI được tiên phong bởi những gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Facebook. Các doanh nghiệp này đã xây dựng một kho tàng dữ liệu hành vi vô cùng quý giá từ hàng trăm triệu người dùng. Để thu thập, tổ chức, phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, họ đã không ngừng xây dựng, phát triển và nghiên cứu thuật toán, công nghệ. ứng dụng AI trong bảo mật thông tin và an ninh mạng. Theo các chuyên gia, những phát triển của AI trong lĩnh vực An ninh mạng cần phải tập trung vào việc làm cho các hệ thống an toàn hơn và bảo mật hơn cho người sử dụng. Theo đó,  các hệ thống bảo mật với sự hỗ trợ từ AI và công nghệ tiên tiến có thể giúp bảo vệ hiệu quả tổ chức, doanh nhiệp khỏi các cuộc tấn công mạng.

AI có thể xác định sớm các mối đe dọa đối với hệ thống mạng một tổ chức, doanh nghiệp. Đây là bước khởi đầu của việc bảo vệ hệ thống mạng. Sẽ là tốt nhất nếu doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát hiện ra những vấn đề như dữ liệu không đáng tin cậy, giúp tránh khỏi những thiệt hại không thể phục hồi đối với hệ thống mạng. Cách tốt nhất để phát hiện và phản ứng kịp thời với các mối đe dọa là tích hợp AI với an ninh mạng. AI quét toàn bộ hệ thống và kiểm tra mọi mối đe dọa có thể xảy ra. AI xác định các mối đe dọa cực kỳ sớm và đơn giản hóa các nhiệm vụ bảo mật của doanh nghiệp, tổ chức. Kết hợp thông tin tình báo về mối đe dọa thông thường và sử dụng học máy (ML) để hiểu các rủi ro có thể xảy ra. Điều này sẽ tạo ra một hệ thống phát hiện và ngăn chặn mối đe dọa tốt và hiệu quả hơn, cũng như có thể giúp xác định bất kỳ lỗ hổng hoặc mối đe dọa nào có trong dữ liệu. Trên thực tế, ML cũng có thể được sử dụng để phát hiện các điểm bất thường hoặc lỗ hổng tiềm ẩn trong quá trình hoạt động “bình thường” và cảnh báo người dùng về mối đe dọa trước khi nó có thể xâm phạm dữ liệu thiết yếu. Với các hệ thống phù hợp, tin tặc thậm chí sẽ không nhận ra rằng doanh nghiệp, tổ chức của bạn đã biết về sự hiện diện của chúng, vì vây, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Đặc biệt, những kẻ tấn công sẽ thường xuyên thử nghiệm các chiến thuật mới từ kỹ thuật xã hội tinh vi đến các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại, và AI đã được chứng minh là một trong những công nghệ tốt nhất trong việc lập bản đồ và ngăn chặn các mối đe dọa chưa xác định đang tấn công một doanh nghiệp, tổ chức.

Bảo mật tổng thể tốt hơn: Các mối đe dọa mà các mạng kinh doanh phải đối mặt thay đổi theo thời gian. Tin tặc thay đổi chiến thuật của chúng mỗi ngày. Điều đó gây khó khăn cho việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ bảo mật tại một công ty. Một doanh nghiệp có thể phải đối phó với một cuộc tấn công lừa đảo cùng một lúc với một cuộc tấn công từ chối dịch vụ hoặc một cuộc tấn công ransomware. Những cuộc tấn công này có tiềm năng tương tự nhưng doanh nghiệp, tổ chức, cần phải biết ưu tiên đối phó với nguy cơ nào trước. Giải pháp ở đây là triển khai và tích hợp AI để có thể phát hiện tất cả các loại tấn công và giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp ưu tiên và ngăn chặn chúng.

Quản lý lỗ hổng bảo mật tốt hơn: Quản lý lỗ hổng bảo mật là chìa khóa để đảm bảo mạng của công ty, tổ chức. Một doanh nghiệp trung bình phải đối phó với nhiều mối đe dọa hàng ngày, do đó một hệ thống phân tích và đánh giá các biện pháp bảo mật hiện có thông qua nghiên cứu AI có thể giúp quản lý lỗ hổng bảo mật một cách hiệu quả. AI xác định các điểm yếu trong hệ thống máy tính và mạng kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể kịp thời quản lý lỗ hổng bảo mật, từ đó tăng khả năng giải quyết vấn đề và tập trung vào các nhiệm vụ bảo mật quan trọng.

Xác thực an toàn: Hầu hết các trang web có tính năng tài khoản người dùng để người dùng có thể đăng nhập truy cập dịch vụ hoặc mua sản phẩm. Một số biểu mẫu sẽ yêu cầu khách truy cập cần điền những thông tin cá nhân nhạy cảm. Do đó, để bảo vệ những thông tin này, các doanh nghiệp cũng cần phải có một lớp bảo mật bổ sung. Lớp bảo mật bổ sung này sẽ đảm bảo rằng khách truy cập được an toàn khi duyệt qua mạng của doanh nghiệp. Với một hệ thống tích hợp AI sẽ đảm bảo xác thực bất cứ lúc nào người dùng muốn đăng nhập vào tài khoản của họ. AI có thể sử dụng với các công cụ khác nhau như nhận dạng khuôn mặt, captcha, máy quét vân tay hay một số công cụ khác để nhận dạng. Thông tin được thu thập bởi các tính năng này có thể giúp phát hiện xem nỗ lực đăng nhập có phải là chính hãng hay không.

Ngoài ra, việc ngăn chặn gian lận thẻ tín dụng hoạt động bất thường hoặc các giao dịch bất thường, chẳng hạn như mua hàng được thực hiện từ một thiết bị khác có thể được phát hiện ngay lập tức bằng cách sử dụng các dịch vụ do AI hỗ trợ giúp xác minh chủ thẻ tín dụng. Công nghệ ML cũng có thể giúp người dùng chọn mật khẩu bằng cách cảnh báo họ nếu mật khẩu không đủ an toàn.

Đi sâu vào dữ liệu: Hàng ngày, rất nhiều hoạt động diễn ra trên mạng của một doanh nghiệp. Một công ty quy mô trung bình cũng đã có lượng truy cập rất lớn. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều dữ liệu được chuyển giữa khách hàng và doanh nghiệp. Những dữ liệu này cần được bảo vệ khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn. Bản chất tự động của AI cho phép lướt qua nhiều khối dữ liệu và lưu lượng truy cập. Do đó, với một lượng lớn dữ liệu như vậy thì việc sử dụng các giải pháp AI có liên quan để phân tích mọi lượt truy cập, phân loại khách truy cập dựa trên mức độ đe dọa và đối phó với chúng cho phù hợp sẽ là một giải pháp tối ưu.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo an toàn an ninh mạng lĩnh vực Khoa học và Công nghệ. Là ngành có vai trò quan trọng trong công tác chuyển đổi số và công nghệ số khoa học công nghệ. Ngành khoa học công nghệ bao trùm hầu hết trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lí bảo vệ tài nguyên rừng, đất đai, cảnh báo thiên tai… Ứng dụng trong các ngành kinh tế như ngân hàng, tài chính, đưa ra những cảnh báo rủi ro, các cuộc tấn công dữ liệu người dùng, cơ sở dữ liệu của người dân. Đối với các doanh nghiệp, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vô cùng quan trọng trong việc xử lí, bảo vệ các thông tin quan trọng của các doanh nghiệp như: Các dự đoán xu hướng thị trường kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, logistics… Trong giáo dục và y tế, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo lại vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy và quản lí dữ liệu thông tin người dùng. Nói chung cùng với việc phát triển của thời đại công nghệ kéo theo đó với các ứng dụng tiện ích phục vụ trong đời sống, quản lí, điều hành của các đơn vị cơ quan, chính quyền thì việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các ngành, các lĩnh vực là điều tất yếu đảm bảo tính nhanh hiệu quả, đảm bảo an toàn tốt hơn, minh bạch hơn.

Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng sâu vào tất cả các ngành, trong đó khoa học công nghệ là ngành đi đầu trên cả nước trong lĩnh vực này. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong thời đại công nghệ. Vì vậy, cùng với việc phát triển ứng dụng các sản phẩm công nghệ trên hệ thống mạng thì việc bảo mật thông tin là điều vô cùng quan trọng và cần thiết./.

Nguồn tin: Bản tin KH&CN số 3 2023

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 7

Hôm nay: 731

Tháng này: 4639

Tổng lượt truy cập: 163590