Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) được phát hiện từ năm 2013, đang được WFO (The world flora online) xác nhận là một thứ thực vật chính thức của sâm Việt Nam. Các nghiên cứu đã công bố trước đây trên sâm Việt Nam đã cho thấy quá trình chế biến thành hồng sâm giúp tăng thời gian bảo quản và cải thiện các tác dụng sinh học như tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ gan so với dạng chưa chế biến.
Một loại đất mới có thể thu nước từ không khí loãng để duy trì đủ nước cho cây và quản lý khả năng giải phóng phân bón theo cách có kiểm soát để cung cấp liên tục chất dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu đã được công bố gần đây trên tạp chí ACS Materials Letters.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã hoàn thiện Dự án KH&CN của Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng: “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình phát triển cây dược liệu Cát sâm (Callerya speciosa Champ. ex Benth. Schot) tại huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng” từ tháng 04/2022 - 03/2024.
Mới đây, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội đồng KH&CN cấp Nhà nước đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu Dự án: “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất và chế biến chè Ôlong tại huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.”
Ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường nội lực và tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt.
Nhằm chuyển giao công nghệ và xây dựng mô hình sản xuất ván ép thanh với công nghệ và thiết bị tiên tiến để sử dụng hiệu quả gỗ rừng trồng ở địa phương và các vùng lân cận góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, KS. Nguyễn Văn Tảo cùng các cộng sự thuộc Công ty cổ phần phát triển Xuân Hồng đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng phục vụ trong nước và xuất khẩu”.
Gia Lai cần tập trung các nguồn lực để triển khai các định hướng phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) chủ yếu như: nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi; dược liệu; nông nghiệp thông minh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo ra các mặt hàng nông sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng cao còn kéo theo phát triển nông thôn theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, góp phần gia tăng thu nhập và cải thiện mặt bằng mức sống của nông dân.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi