Chủ Nhật, 19/05/2024
Ngày đăng: 10/04/2023 / Lượt xem: 116
Xem với cỡ chữ

Đánh giá tình hình triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản

Sáng 7.4, Sở Công thương tổ chức họp đánh giá tình hình triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử và xây dựng mô hình chợ 4.0. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố.


Lãnh đạo Sở Công thương phát biểu tại cuộc họp.
Lãnh đạo Sở Công thương phát biểu tại cuộc họp.

Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử, Sở Công thương đã phối hợp với các đơn vị, sở, ngành và các huyện, thành phố tổ chức 120 lớp tập huấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh về cài đặt, vận hành, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ 22 doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập website giới thiệu, quảng bá sản phẩm để liên kết với sàn giao dịch điện tử. Đến nay, đã triển khai được hơn 61 nghìn tài khoản bán, mua, đăng tải sản phẩm trên sàn Postmart; 16 nghìn tại khoản trên sàn Voso; tạo 490 tài khoản trên sàn thương mại điện tử dacsanhagiang.net và các tài khoản khác trên sendo, alibaba… có mở bán các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.

Đối với việc xây dựng mô hình chợ 4.0 đã triển khai, thực hiện tại 6/11 huyện, thành phố. Một số địa phương đã chủ động, tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; thành lập các nhóm zalo điều hành chợ 4.0 và hướng dẫn, cài đặt dụng ứng dụng thanh toán di động trực tuyến Viettel Money. Tính đến thời điểm này, có 980/2.300 tiểu thương được hướng dẫn sử dụng, bàn giao biển Qrcode, tập trung chủ yếu là thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Đồng Văn. Tuy nhiên, qua rà soát, số lượng sản phẩm được đăng tải và tài khoản mở của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử nhiều nhưng phát sinh giao dịch ít, mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, quảng bá, lượng nông sản tiêu thụ chiếm từ 20 - 30% doanh số bán hàng. Ngoài ra, tỷ lệ tiểu thương phát sinh giao dịch chỉ chiếm 5% trong tổng số các tiểu thương đã được hướng dẫn, đạo tạo và bàn giao Qrcode.

Tại cuộc họp, các sở, ngành, đơn vị và các huyện, thành phố đã thảo luận, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản và đề ra phương hướng thời gian tới. Trong đó, khuyến khích các đơn vị sản xuất, kinh doanh quan tâm, đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; kỹ năng livestream quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Cùng với đó, cải thiện chất lượng bao bì, nhãn mác, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa để tạo uy tín đối với người tiêu dùng khi đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử và tiếp tục rà soát, lựa chọn các chợ đảm bảo đủ điều kiện để nhân rộng mô hình chợ 4.0.

Nguồn tin: http://www.baohagiang.vn/

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 1

Hôm nay: 365

Tháng này: 17673

Tổng lượt truy cập: 176624