Ngày đăng: 01/01/2023 / Lượt xem: 56
Xem với cỡ chữ

Kết quả công tác cải cách hành chính Sở Khoa học và Công nghệ năm 2022

Công tác cải cách hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Sở) đã được triển khai thực hiện đồng bộ trên tất cả các nội dung, cụ thể: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm, chú trọng. Sở đã chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý; Bộ TTHC của Sở đã được công khai minh bạch và được thường xuyên rà soát theo quy định.


Đối với cải cách thể chế: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn được Sở quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng theo quy định. Tham mưu UBND tỉnh Trình HĐND tỉnh Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh); ban hành và triển khai Kế hoạch thi hành pháp luật (Kế hoạch số 121/KH-SKHCN ngày 15/02/2022); tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (Kế hoạch số 136/KH-SKHCN ngày 18/02/2022); rà soát 07 văn bản QPPL, không có văn bản nào không còn phù hợp cần sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.

Về cải cách thủ tục hành chính: Rà soát 53 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, các TTHC. Không có TTHC nào có thành phần hồ sơ rườm rà, phức tạp, chồng chéo nên không có phương án đơn giản hóa TTHC: Tổng số 53 TTHC, cấp tỉnh 53 TTHC, không có TTHC cấp huyện, cấp xã. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC: 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được thực hiện đúng quy trình. Đến nay đã tiếp nhận 66 hồ sơ; giải quyết và trả kết quả sớm hạn 63 hồ sơ TTHC, còn 03 hồ sơ đang giải quyết trong hạn.

Các lĩnh vực công việc và số TTHC giải quyết qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông gồm 04 lĩnh vực với 53 TTHC. Cụ thể: Lĩnh vực KH&CN: 26 TTHC; lĩnh vực an toàn bức xạ: 07 TTHC; lĩnh vực sở hữu trí tuệ: 02 TTHC; lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: 18 TTHC. Tổng số hồ sơ tiếp nhận 66, trong đó: Số mới tiếp nhận trong kỳ: 66 (trực tuyến 32; trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính 33 hồ sơ; số kỳ trước chuyển qua 01 hồ sơ).

Số lượng hồ sơ đã giải quyết 63 hồ sơ. Hồ sơ tiếp nhận giải quyết và trả kết quả trực tuyến môi trường điện tử bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4: Phát sinh 32 hồ sơ. Không nhận được phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức liên quan đến quy định TTHC. 

Cải cách tổ chức bộ máy: Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở giảm từ 07 phòng xuống còn 04 phòng và đơn vị thuộc Sở là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giảm từ 04 phòng xuống còn 02 phòng theo Đề án kiện toàn.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và biên chế được giao, việc quản lý và sử dụng biên chế của Sở thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Số lượng biên chế sử dụng không vượt quá chỉ tiêu biên chế được giao của UBND tỉnh.

Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý: Thực hiện tốt các quy định về chức năng, nhiệm vụ theo Thông tư 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ; Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của UBND tỉnh Hà Giang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của UBND tỉnh, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&CN tỉnh Hà Giang.

Sở đã tham mưu UBND tỉnh nhiều văn bản QLNN, trong đó có nhiều nội dung mang tính đột phá cho phát triển KH&CN, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất đời sống, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động KHCN và ĐMST, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Nhiệm vụ được phân cấp trong hoạt động QLNN về KH&CN được triển khai nghiêm túc, góp phần đẩy mạnh đóng góp của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Quản lý 50 đề tài, dự án. Trong đó, 47 ĐTDA cấp tỉnh (gồm 33 chuyển tiếp và 14 nhiệm vụ thuộc danh mục năm 2022); 03 ĐTDA cấp bộ được ủy quyền quản lý (thuộc chương trình nông thôn miền núi). Phối hợp quản lý 09 nhiệm vụ cấp bộ khác (thuộc chương trình Nông thôn miền núi và cấp nhà nước). Tổ chức thẩm định và nghiệm thu đạt 100% kế hoạch.

Về tổ chức, bộ máy: Quyết định bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo đúng quy định cho 02 công chức lãnh đạo phòng thuộc Sở. Trong năm có 01 công chức được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở, 01 công chức tham gia thi nâng gạch công chức từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp. 

Cải cách chế độ công vụ: Rà soát cơ cấu công chức, viên chức và bố trí, quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch công chức phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của Ngành bảo đảm tiêu chuẩn chung về công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn, chức danh vị trí việc làm, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công vụ và tổ chức kiểm tra 02 cuộc đối với 02 phòng, đơn vị trực thuộc. Các đơn vị cơ bản thực hiện tốt các quy định của Nhà nước và quy chế hoạt động của đơn vị. 100% CCVC cơ quan chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC luôn được quan tâm, chú trọng nhằm góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm có 19 công chức lãnh đạo tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm, đạt 100% kế hoạch của tỉnh.

Cải cách tài chính công: Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công: Trong năm, giải ngân 378trđ; đạt 37,8% vốn giao. Kết quả thực hiện quy định về quản lý, sử dụng tài sản công: Sở đã sử dụng tài sản đúng mục đích, chỉ phục vụ cho công tác chuyên môn của cơ quan.

Đối với cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập: Sở có 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ mới (trực thuộc Sở); Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng). Đến nay, 02 đơn vị sự nghiệp đã được Sở phê duyệt phương án tự chủ tài chính của tổ chức KH&CN công lập giai đoạn 2022-2026 theo Quy định tại Nghị định Số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Quyết định số 88/QĐ-SKHCN ngày 09/9/2022 của Sở về việc giao tự chủ về tài chính đối với các tổ chức KH&CN công lập giai đoạn 2022-2026.

Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: Sở đã quan tâm đầu tư, từng bước xây dựng hạ tầng thông tin của cơ quan hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ nhằm kết nối với các hệ thống thông tin của tỉnh tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

Duy trì hoạt động hiệu quả các Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; hệ thống thư điện tử; hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hệ thống họp trực tuyến... Ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc ban hành văn bản điện tử, ký duyệt hồ sơ giải quyết TTHC. Trang thông tin điện tử của Sở được duy trì và cập nhật thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động của Sở. Thường xuyên triển khai rà soát và xử lý các lỗ hổng bảo mật theo các hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.

Kết quả áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO tại các cơ quan, đơn vị: Duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại 239 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Cơ quan thuộc diện bắt buộc triển khai áp dụng có 46 đơn vị; cơ quan thuộc diện khuyến khích triển khai áp dụng có 193 đơn vị (180 UBND xã, phường và 13 thị trấn). Qua công tác quản lý, kiểm tra, cơ bản các đơn vị thực hiện tốt việc duy trì, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015. Góp phần thực hiện tốt trong công tác CCHC trên địa bàn tỉnh. Việc áp dụng HTQLCL theo ISO trong các cơ quan hành chính đã góp phần cải tiến phương pháp làm việc, hình thành các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học, môi trường, điều kiện làm việc được cải tiến và hoàn thiện. Điều đó đã tạo điều kiện để đơn giản hóa quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết công việc và giải quyết các TTHC, giảm các tác động tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Trong NĂM 2023 Sở tiếp tục cụ thể hóa việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, BTV Tỉnh ủy, và Đề án, Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Giang năm 2023.

Nâng cao chất lượng cải cách TTHC, đáp ứng sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số góp phần phát triển KT-XH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025).

Công bố TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; thực hiện rà soát TTHC, đơn giản hóa các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, áp dụng các quy định của pháp luật mới ban hành thuộc lĩnh vực của ngành để kịp thời sửa đổi, bổ sung và niêm yết công khai tại đơn vị và trên Trang Thông tin điện tử của Sở.

Tăng cường công tác tuyên truyền về CCHC; đổi mới, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt nhiệm vụ CCHC; đẩy mạnh cải cách TTHC; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tiếp tục kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện kịp thời, sửa đổi bổ sung các văn bản cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Sở.

Xây dựng và thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC.

Kiểm tra việc duy trì, áp dụng, cải tiến có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan đơn vị áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Sở KH&CN có những kiến nghị, đề xuất với các cấp lãnh đạo cần tăng cường công tác đào tạo, hướng dẫn về công tác kiểm soát, đánh giá tác động TTHC, công tác CCHC cho CCVC làm công tác CCHC của Sở.

Nguồn tin: Bản tin KH&CN

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 5

Hôm nay: 523

Tháng này: 18253

Tổng lượt truy cập: 177204