Ngày đăng: 01/02/2023 / Lượt xem: 57
Xem với cỡ chữ

Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc phát triển thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) tại các quốc gia, tổ chức đã có sự thay đổi lớn, từ mô hình xuất bản nguồn tin khoa học tới phương thức bổ sung, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin KH&CN, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.


Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc, điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang luôn quan tâm đẩy mạnh phát triển KH&CN, coi đây là nhiệm vụ then chốt, đưa KH&CN vào mọi mặt của đời sống. Tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của người dân về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống, hướng đến nền kinh tế số, chính quyền số, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong giai đoạn 2012-2020, UBND tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện 233 nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng KH&CN, trong đó có 21 nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp bộ; 105 nhiệm vụ cấp tỉnh, 107 nhiệm vụ cấp cơ sở. Đặc biệt, tính riêng trong năm 2021, ngành KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt 8 Đề tài, dự án, đặt hàng 3 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi thực hiện từ năm 2022 và 1 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Thực hiện quản lý 47 nhiệm vụ KH&CN, trong đó 45 đề tài, dự án cấp tỉnh, 2 đề tài, dự án cấp bộ và phối hợp quản lý 13 nhiệm vụ cấp bộ khác. Tổ chức thẩm định 10 đề tài, dự án; nghiệm thu cấp tỉnh 14 đề tài, dự án; kiểm tra tiến độ 8 đề tài, dự án. Ngoài ra, Sở KH&CN đã tham gia ý kiến thẩm định 28 dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường 24 dự án; cấp 2 Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh những kết quả đã thực hiện, công tác quản lý và phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả khảo sát thực tế tại các cơ quan quản lý KH&CN của tỉnh cho thấy: Thông tin, dữ liệu KH&CN đang rất phân tán, không đồng bộ để có khả năng kết nối, liên thông và tích hợp; việc quản lý, cập nhật, lưu trữ, tra cứu tài liệu điện tử là một công việc khá khó khăn ở hầu hết các đơn vị; việc lưu trữ, gửi báo cáo tổng hợp các thông tin về hoạt động, tổ chức của các đơn vị đều qua bản giấy, chưa có hệ thống CSDL chuyên ngành phục vụ thực hiện chuyển đổi số và xây dựng chính quyền số của tỉnh. Để thuận tiện cho việc quản lý, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành và người dân, thì  xây dựng một hệ thống CSDL KH&CN đa dạng, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin hoạt động KH&CN như một công cụ nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN trong phát triển KT-XH, làm nền tảng thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và nền kinh tế số của tỉnh. Chính vì vậy thực hiện“Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang” sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành khoa học công nghệ cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Hà Giang ở giai đoạn hiện tại và tương lai.

Hệ thống thông tin khoa học công nghệ được xây dựng 12 nhóm CSDL của hệ thống thông tin KH&CN tỉnh Hà Giang. CSDL Quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ: Quản lý thông tin về các hoạt động kêu gọi đề xuất, danh mục đề xuất nhiệm vụ KH&CN, danh mục hội đồng KH&CN, danh mục các nhiệm vụ KH&CN (đề tài/dự án) và thông tin tiến độ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được tổ chức triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Giang. CSDL quản lý nhiệm vụ khoa học gồm thông tin của 322 nhiệm vụ, trong đó có 36 nhiệm vụ đang thực hiện và 286 nhiệm vụ đã nghiệm thu/kết thúc.

            CSDL Quản lý an toàn bức xạ hạt nhân: Quản lý thông tin về các vấn đề liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân. CSDL Quản lý an toàn bức xạ hạt nhân với thông tin của 24 chủ nguồn bức xạ, 43 thiết bị bức xạ, 3 giấy phép bức xạ, 5 chứng chỉ bức xạ, 4 vi phạm an toàn bức xạ và 31 nhân viên bức xạ.

CSDL Công nghệ đổi mới sáng tạo: Quản lý thông tin về công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang. CSDL Công nghệ đổi mới sáng tạo với thông tin của 05 công nghệ và thiết bị chuyển giao, 06 dự án ứng dụng công nghệ cao, 04 khóa đào tạo tập huấn chuyển giao KH&CN và 233 công nghệ bị cấm, hạn chế chuyển giao và khuyến khích chuyển giao.

            CSDL Tiêu chuẩn đo lường chất lượng: Quản lý thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn đo lường, kiểm định các thiết bị đo lường phục vụ công tác quản lý chuyên ngành của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. CSDL tiêu chuẩn đo lường chất lượng với thông tin của 04 cơ sở cần quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, 05 tổ chức doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký, công bố hợp quy; 03 cơ quan xây dựng, nâng cấp, công bố hệ thống quản lý chất lượng; 04 cơ sở vi phạm về tiêu chuẩn đo lường; 03 hồ sơ hàng nhập khẩu; 12 doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực quản lý; 12 doanh nghiệp hợp tác xã được cấp mới quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; 04 tổ chức được cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm; 03 doanh nghiệp, HTX tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia; và 03 giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân.

            CSDL Sở hữu trí tuệ: Quản lý thông tin về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, CSDL của hệ thống. CSDL sở hữu trí tuệ với thông tin của: 08 sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý; 04 tổ chức công bố thông tin sở hữu công nghiệp; 06 sáng chế toàn văn; 05 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp; 146 nhãn hiệu được bảo hộ trên địa bàn tỉnh; 05 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; và 04 sản phẩm đăng ký xây dựng phát triển thương hiệu.

CSDL Quản lý khoa học công nghệ cấp cơ sở: Quản lý thông tin về các nội dung KH&CN cấp huyện, cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách, quy chế, quy định, biện pháp thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn các huyện, thành phố. CSDL quản lý KH&CN cấp cơ sở với thông tin của 13 thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm do UBND cấp huyện là chủ sở hữu, 489 sáng kiến cấp tỉnh tại địa phương, 03 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, 05 đề án chương trình phát triển kinh tế - xã hội; 04 sản phẩm công nghệ mới, và 98 đề tài, dự án KH&CN cấp cơ sở.

 CSDL tiềm lực khoa học công nghệ: Quản lý thông tin về tiềm lực, nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh và được xây dựng phục vụ công tác quản lý chuyên ngành của phòng Quản lý khoa học, Sở KH&CN. CSDL tiềm lực KH&CN với thông tin của 110 chuyên gia, nhà khoa học, 10 tổ chức KH&CN, 02 phòng thí nghiệm và 02 sản phẩm, thiết bị khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh.

 CSDL Quy trình ISO: CSDL quy trình ISO giúp cơ quan quản lý của Sở KH&CN quản lý các quy trình ISO đang được áp dụng, triển khai. CSDL quy trình ISO với thông tin của 06 quy trình ISO gồm: QT.01.HT Quy trình Kiểm soát thông tin, dữ liệu dạng văn bản; QT.03.HT Quy trình kiểm soát sự không phù hợp (SKPH), hành động khắc phục (HĐKP); QT.04.HT Quy trình đánh giá rủi ro; QT.ISO.02 Quy trình đánh giá nội bộ; QT.ISO.04 Quy trình xem xét lãnh đạo; QT.ISO.05 Quy trình nhận diện bối cảnh tổ chức và 01 sổ tay quản lý chất lượng

CSDL thư mục tài liệu chuyên ngành: Quản lý các loại tài liệu chuyên ngành của các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc sở KH&CN phục vụ công tác quản lý chuyên ngành gồm: Bảng thư mục tài liệu và Bảng tài liệu, văn bản, hồ sơ làm việc. Trên cơ sở các bảng thuộc tính, người quản trị tài khoản các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc có thể tạo mới thư mục và cập nhật các văn bản, tài liệu chuyên ngành vào CSDL của hệ thống, phục vụ công tác quản lý và chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan.

CSDL lãnh đạo và các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc Sở: Quản lý thông tin lãnh đạo sở và chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Sở KH&CN tỉnh Hà Giang.

 CSDL văn bản quản lý đo lường chất lượng và tổng hợp: Quản lý toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; CSDL hỏi – đáp: Quản lý thông tin các câu hỏi (hỏi) – câu trả lời (đáp) của người dùng và quản trị viên trên hệ thống.

Với những kết quả đã triển khai thực hiện, có thể nói hệ thống thông tin góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát triển KH&CN, ứng dụng tiến bộ khoa học vào cuộc sống, sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, nâng cao kiến thức của cộng đồng trong việc đổi mới công nghệ sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh một cách bền vững. Hệ thống có thể cung cấp, chuyển giao cho các cơ quan quản lý KH&CN trên địa bàn các tỉnh khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và chia sẻ thông tin, dữ liệu về các hoạt động KH&CN tới cộng đồng người dùng. Ngoài ra, hệ thống thông tin ngành KH&CN tỉnh Hà Giang có thể tích hợp với các hệ thống CNTT khác để chia sẻ thông tin với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Vì vậy, hệ thống thông tin khoa học công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số không chỉ của ngành KH&CN mà còn là mô hình chuyển đổi số cho các ngành khác của tỉnh./.

Nguồn tin: Bản tin KH&CN

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 3

Hôm nay: 499

Tháng này: 18229

Tổng lượt truy cập: 177180