Ngày đăng: 01/04/2023 / Lượt xem: 66
Xem với cỡ chữ

Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững năm 202

Vườn tạp là vườn quảng canh, là vườn đầu tư lao động, vật tư, hàm lượng kỹ thuật ít, hiệu quả kinh tế thấp. Kinh tế vườn hộ là một bộ phận cấu thành kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Vì vậy, cần cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, tạo ra khu vườn mang tính chất hàng hóa có thu nhập kinh tế cao. Đồng thời, áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào diện tích vườn hộ sẽ đem lại thêm nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày của hộ gia đình.


Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Hà Giang, được thể hiện tại Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.

Cải tạo vườn tạp được triển khai đòng bộ từ các cấp, các ngành, đến người nông dân với mục tiêu cốt lõi là thay đổi tư duy và phương pháp chăn nuôi, trồng trọt trên chính mảnh đất vườn của mình, từ đó tăng dinh dưỡng, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Thay đổi nhận thức, phong tục, tập quán, chuyển đổi canh tác từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn.

Để thực hiện thành công Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 01/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cần từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của người dân, khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế vườn hộ, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Việc thực hiện cải tạo vườn tạp sẽ giúp tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Năm 2023, thực hiện cải tạo vườn tạp trên 11/11 huyện, thành phố. Với các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, có diện tích vườn tạp, có nhu cầu thực hiện việc cải tạo lại vườn, bố trí lại sản xuất. Trong đó, ưu tiên các hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng theo chính sách Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Quy mô thực hiện là đối tượng các hộ được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (gồm các hộ nghèo và hộ cận nghèo). Tổng số hộ nghèo, cận nghèo thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ năm 2023 là: 816 hộ; trong đó: 441 hộ nghèo; 375 hộ cận nghèo (Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc). Nguồn vốn, ngân sách tỉnh uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho các hộ gia đình vay vốn, thời gian vay vốn: 30 tháng.

Đối với đối tượng là các hộ không được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, thì UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ có diện tích vườn tạp đăng kí cải tạo vườn mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích thành phong trào của toàn thôn, toàn xã trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau, củ quả, xếp đá, đổ đất tạo vườn,... Phấn đấu mỗi huyện, thành phố có tối thiểu từ 10 hộ thực hiện cải tạo vườn mẫu trở lên, ưu tiên thực hiện cải tạo vườn tạp gắn với phục vụ du lịch. Vận dụng các cơ chế, chính sách hiện hành và vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ các hộ gia đình tham gia cải tạo vườn mẫu, làm điểm đến tham quan, học tập.

Để thành công trong việc cải tạo vườn tạp, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, hướng dẫn, phản ánh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kịp thời. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Đề án, Kế hoạch… Về thực hiện cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững. Từ đó nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất lâu đời của người dân; góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, báo... nhằm thông tin kịp thời, đầy đủ, thường xuyên các chủ trương, giải pháp. Các huyện, thành phố, các xã/thị trấn sử dụng hệ thống truyền thanh cơ sở để tuyên truyền, phổ biến các giải pháp chỉ đạo của địa phương mình. Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên là một nhân tố gương mẫu nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, tích cực hưởng ứng, tham gia trong chương trình cải tạo vườn tạp theo chủ trương của tỉnh, huyện, xã/ thị trấn.

Về kỹ thuật, khoa học và công nghệ: Ưu tiên công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho các hộ trong quá trình cải tạo vườn tạp; đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tính chất đất để đưa vào sản xuất. Công tác bảo vệ thực vật cần được quan tâm thường xuyên trong quá trình sản xuất, nhất là công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh, dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu quả; áp dụng biện pháp sản xuất theo chương trình IPM, IPHM, sản xuất theo GAP…. Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và bền vững; gieo trồng các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nhân dân. Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cải tạo vườn tạp cho toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo đăng ký tham gia về cách nhận biết, lựa chọn các bộ giống cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất ngắn (cây hàng năm) có giá trị kinh tế, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, để có thời gian quay vòng vốn nhanh thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo sinh kế nâng cao đời sống cho các hộ, cán bộ khuyến nông hướng dẫn về kỹ thuật cho người dân theo theo hình thức “Cầm tay chỉ việc và phương pháp lớp học thực hành trên đồng ruộng (FFS)”. Lựa chọn và đưa con giống có phẩm chất, năng suất tốt, phù hợp với từng khu vực, địa phương. Một số giống vật nuôi đưa vào sản xuất để cải tạo vườn tạp như: Lợn, dê, gia cầm, thủy sản. Con giống đưa vào thực hiện sản xuất có nguồn gốc tại chỗ. Nếu đưa con giống từ địa phương khác vào địa bàn tỉnh phải nằm trong danh sách giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh và trước khi nhập giống phải tham khảo ý kiến của Sở Nông nghiệp và PTNT.

 

Để nâng cao giá trị thu nhập trong cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững năm 2023, chính là đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng và vai trò của kinh tế vườn, hộ. Bên cạnh đó hướng dẫn người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm,… qua đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân./.

Nguồn tin: Bản tin KH&CN

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 4

Hôm nay: 483

Tháng này: 18213

Tổng lượt truy cập: 177164