Ngày đăng: 01/08/2023 / Lượt xem: 60
Xem với cỡ chữ

Phát triển thông tin khoa học và công nghệ trong thời đại chuyển đổi số

Thông tin khoa học và công nghệ là nguồn lực đầu vào quan trọng phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, là động lực thúc đẩy phát triển KH&CN ở tất cả các quốc gia. Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, phương thức quản lý thông tin KH&CN sẽ thay đổi theo hướng mở và hội nhập chung vào mạng lưới toàn cầu dựa trên nền tảng internet trong thời đại chuyển đổi số là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành.


Việc phát triển các hệ thống thông tin KH&CN đang cần được quan tâm trên thế giới. Bên cạnh các thư viện truyền thống, các loại hình ứng dụng khác được dùng phổ biến cho thông tin KH&CN gồm: Các CSDL xuất bản điện tử, trong đó bao gồm các CSDL miễn phí như các tạp chí truy cập mở hoặc CSDL có thu phí như Proquest, ScienceDirect, Springerlink, IEEE,...; các CSDL chỉ mục và thông tin trích dẫn như ISI, Scopus, PubMed, Google Scholar, OpenCitation,...; các kho lưu trữ truy cập mở như Datacite, arXiv, OpenAIRE,...; các hệ thống quản lý đăng ký định danh cho tài liệu xuất bản và các cán bộ nghiên cứu,…

Có nhiều loại hình ứng dụng khác nhau của thông tin KH&CN dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau gồm nhà quản lý, nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Thông tin KH&CN thường được xây dựng dưới hình thức của các cơ sở dữ liệu cho phép người dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin tư liệu phục vụ nghiên cứu và phát triển, như: Thư viện điện tử; atlas điện tử; tạp chí điện tử; thông tin sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn kỹ thuật; kho dữ liệu mở.

Thực trạng phát triển thông tin khoa học và công nghệ

Tại Việt Nam, thông tin KH&CN có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước. Các hệ thống thông tin KH&CN được phát triển theo hệ thống phân cấp quản lý của nhà nước, gồm có: Hệ thống thông tin ở cấp độ quốc gia do Cục Thông tin KH&CN quốc gia thuộc Bộ KH&CN quản lý; hệ thống thông tin do các bộ, ngành quản lý theo lĩnh vực; hệ thống thông tin do các tỉnh thành quản lý theo địa bàn hành chính; hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu và phát triển của các tổ chức tại cơ sở (viện, trường). Những ứng dụng được khai thác nhiều nhất hiện nay ở trong nước là thư viện số của các viện, trường và CSDL quản lý thông tin đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu ở các cấp. Nhiều tạp chí khoa học ở trong nước cũng đang chuyển dịch để thực hiện xuất bản điện tử và cung cấp truy cập mở cho người dùng.

Một số hạn chế trong phát triển các hệ thống thông tin KH&CN tại Việt Nam

Có nhiều CSDL khác nhau được phát triển nhưng chủ yếu chỉ dùng cho các nhu cầu phục vụ cục bộ, thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa các CSDL; chưa phát triển được các hệ thống thông tin KH&CN ở quy mô rộng, chứa đầy đủ thông tin trong các lĩnh vực quản lý; thiếu nền tảng dùng chung, nhất quán trong phạm vi cả nước để tạo cơ sở hình thành một mạng lưới liên kết các hệ thống thông tin KH&CN ở quy mô quốc gia.

Chiến lược chuyển đổi số thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Hà Giang

Xác định chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu, khách quan của xã hội, mở ra cơ hội cho tất cả các tổ chức, cá nhân, đưa Hà Giang phát triển mạnh về kinh tế - xã hội trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Việc phát triển thông tin khoa học công nghệ trong thời đại tất cả các lĩnh vực đều tham gia mạnh mẽ công tác chuyển đổi số là rất cấp bách để thúc đẩy tiến độ triển khai chuyển đổi số theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra, địa phương xác định nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh chỉ đạo công tác chuyển đổi số; tăng cường nhân lực công nghệ thông tin; lồng ghép các nguồn kinh phí, các chương trình để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Mỗi sở, ngành phải tiết kiệm chi phí để đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin của đơn vị mình. Đặc biệt trên cơ sở nội dung chuyển đổi số phải huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai các nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu và tạo lập hệ thống để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng số, chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan nhà nước, bám sát vào kế hoạch chuyển đổi số của từng ngành... Đồng thời khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân cùng đóng góp phát triển mạng lưới thông tin KH&CN; Quy hoạch phân luồng phát triển các CSDL thông tin KH&CN theo cả chiều rộng và chiều sâu: các CSDL theo hướng lĩnh vực hẹp, cung cấp dữ liệu chuyên sâu phục vụ cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học, con các CSDL theo chiều rộng chứa thông tin toàn diện, đa ngành, có tính tổng hợp cao phục vụ cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp; ứng dụng các công nghệ tiên tiến của kỷ nguyên số, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Bigdata), internet kết nối vạn vật (loT) vào thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích dữ liệu tự động để gợi ý thông tin hoặc hỗ trợ người dùng ra quyết định; đổi mới chính sách theo hướng khoa học mở để thúc đẩy truy cập mở đối với kết quả của các công trình nghiên cứu và phát triển; xây dựng nền tảng quản lý thông tin khoa học và công nghệ  của tỉnh và quốc gia. Qua đó hướng tới là tỉnh có khả năng khai thác đồng bộ thông tin khoa học công nghệ của các ngành trong tỉnh và trên cả nước, các thông tin khoa học công nghệ của tỉnh được kết nối, chia sẻ, phân tích, mở dữ liệu cung cấp và cải tiến các dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;...

Từ điển dữ liệu:

Quy định các khái niệm và lược đồ dữ liệu được sử dụng thống nhất để phục vụ chia sẻ dữ liệu trong toàn hệ thống thông tin KH&CN. Từ điển được xây dựng ở các mức độ trừu tượng từ thấp đến cao gồm: Danh mục thuật ngữ (therausus); danh mục phân loại (taxonomy); đặc tả siêu dữ liệu (metadata); đặc tả ngữ nghĩa dữ liệu (ontology).

Các mã định danh:

Xu thế chung trên thế giới của các hệ thống thông tin KH&CN là dùng hệ thống các mã định danh trường tồn để định danh các tài nguyên. Một mã dữ liệu sẽ tồn tại suốt đời và không thay đổi cho một đối tượng dữ liệu được mô tả, người dùng có thể truy xuất đầy đủ thông tin của đối tượng được mô tả trên Web mà không cần biết hệ thống CNTT phía sau của nó.

Các cơ sở dữ liệu:

Chuyển đổi số thông tin KH&CN sẽ đặt trọng tâm vào việc xây dựng các nền tảng CSDL mà trên đó có thể xay dựng nhiều loại ứng dụng khác nhau để cung cấp dịch vụ cho người dùng đầu cuối. Sử dụng chung nền tảng CSDL sẽ tránh được hiện trạng đầu tư chồng chéo, dữ liệu không đầy đủ và thiếu toàn diện tại nhiều hệ thống khác nhau. Các CSDL nằm trong nền tảng được phân vào 5 nhóm: Các CSDL nghiệp vụ được tạo ra từ các ứng dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kh&CN dưới dạng các dịch vụ công (như quản lý đề tài, nhiệm vụ KH&CN; quản lý đăng ký hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN; quản lý nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn đo lường chất lượng); Các CSDL thông tin tư liệu cung cấp kho lưu trữ, dịch vụ tìm kiếm thông tin tài liệu bao gồm chỉ mục và nội dung toàn văn. CSDL này là nền tảng của các ứng dụng thư viện điện tử, thư viện số, tạp chí truy cập mở. Một số CSDL lớn đang khai thác ở Việt Nam hiện nay là CSDL toàn văn các công bố trong nước CSDL nhiệm vụ KH&CN, do Cục Thông tin KH&CN quốc gia quản lý; các CSDL tài liệu nội sinh, tạp chí truy cập mở của các viện nghiên cứu và trường đại học; CSDL thông tin địa lý (GIS), cung cấp nền tảng cho các ứng dụng atlas điện tử thường dùng trong một số ngành khoa học tự nhiên như địa lý, trái đất, tài nguyên và môi trường, sinh học; các kho lưu trữ chia sẻ dữ liệu mở. Đây là nền tảng cung cấp các bộ dữ liệu có thể dùng cho nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học. Dữ liệu mở có thể được tạo ra từ việc kết xuất một CSDL sẵn có hoặc là kết quả của một nghiên cứu đã thực hiện. Người dùng có thể khai thác các bộ dữ liệu mở theo một trong hai hình thức là ngoại tuyến (tải về toàn bộ các bản ghi và sử dụng) hoặc trực tuyến (truy vấn lấy các bản ghi dữ liệu theo yêu cầu); CSDL tích hợp là nền tảng cung cấp thông tin tổng hợp được thu thập từ nhiều nguồn CSDL khác nhau dựa trên một cấu trúc lược đồ thống nhất.

Muốn hội nhập quốc tế trong chuyển đổi số cần có một số giải pháp sau:

Việc phát triển các tài nguyên thông tin KH&CN nội sinh được coi là nhiệm vụ công việc trọng tâm. Tuy nhiên, việc phát triển các nguồn thông tin nội sinh phải bảo đảm tính mở và chuẩn hóa để co thể hội nhập với quốc tế. Các công bố trong nước cần chuyển đổi để đáp ứng tiêu chí xuất bản điện tử theo chuẩn mực của thế giới. Các tạp chí và kỷ yếu của hội nghị khoa học phải được xuất bản kèm theo mã DOI để người dùng có thể truy cập tới các bài báo gốc đăng tải trên internet. Thư viện số được xây dựng tại các viện, trường và cơ quan quản lý khoa học để lưu trữ các kết quả trong nghiên cứu và đào tạo. Các tài liệu, phần mềm, bộ dữ liệu được quản lý để đáp ứng các chuẩn của truy cập mở. Người dùng có thể tìm kiếm và khai thác đầy đủ nội dung điện tử nếu dữ liệu đã được cấp phép mở. Ở cấp độ quốc gia, một CSDL thông tin KH&CN được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu từ tất cả các nguồn cung cấp tin nội sinh ở trong nước. CSDL quốc gia thực hiện chuẩn hóa và liên kết dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp tìm kiếm thông tin KH&CN trong cả nước.

Ở Việt Nam, chuyển đổi số thông tin KH&CN cần ưu tiên phát triển một nền tảng tương tự như arXiv.org hoặc academia.edu. Là nơi người dùng tự do chia sẻ các kết quả, công trình nghiên cứu của cá nhân. Nó là mô hình giúp tập hợp tri thức từ cộng đồng một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả nhất so với tất cả các mô hình khác. Tuy nhiên, mô hình này chỉ đảm bảo tính bền vững khi nó vận hành dựa trên một nền tảng kinh doanh mang được lợi ích cho người tham gia đóng góp về mặt danh tiếng, cơ hội phát triển nghề nghiệp hoặc thậm chí là tài chính thu được. Với một kho tư liệu khổng lồ do người dùng đóng góp (bao gồm cả các tổ chức), chúng ta có thể dễ dàng xây dựng được nhiều tiện ích hỗ trợ người dùng dựa trên các công nghệ tiên tiến như AI, học máy.

Như vậy, chuyển đổi số ngành thông tin KH&CN sẽ dựa trên việc phát triển các nền tảng công nghệ. Quá trình chuyển đổi số của ngành được gắn kết với sự phát triển chung của quốc gia về chính phủ điện tử, tập trung vào việc tạo lập hạ tầng, nền tảng số, trong đó có nền tảng dịch vụ chia sẻ và trao đổi dữ liệu về thông tin KH&CN theo chuẩn mực quốc tế; nền tảng quản lý CSDL quốc gia thống nhất, tập trung được các nguồn tin trong cả nước, tạo cơ chế để khuyến khích xã hội hóa phát triển các ứng dụng trong lĩnh vực thông tin KH&CN như thư viện điện tử, thư viện số, mạng chia sẻ dữ liệu mở, sàn giao dịch kết nối cung cầu. Xu thế chung trong hội nhập quốc tế hiện nay là theo đuổi các chính sách về khoa học mở, dữ liệu mở và truy cập mở. Đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ cần tránh theo hướng tự thiết kế (adhoc) dựa trên các tiêu chuẩn phổ quát trên thế giới trong lĩnh vực thông tin KH&CN. Trong quá trình chuyển đổi số, các nguyên tắc FAIR (Findable - Accessible - Interoperable - Reusable): Tìm thấy được - Truy cập được - Tương hợp được - Sử dụng lại được luôn cần được áp dụng cho thiết kế dữ liệu của các hệ thống thông tin KH&CN./.

Nguồn tin: Bản tin KH&CN

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 8

Hôm nay: 483

Tháng này: 18213

Tổng lượt truy cập: 177164