Ngày đăng: 10/11/2023 / Lượt xem: 103
Xem với cỡ chữ

Thực trạng và định hướng phát triển KH&CN phục vụ ngành công nghệ môi trường giai đoạn 2021-2030

Đó là chủ đề Hội thảo do Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.06/21-30 phối hợp với Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu nắm bắt được nhu cầu công nghệ và khả năng đáp ứng công nghệ của các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học, từ đó xây dựng được các nhiệm vụ có tính khả thi, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình KC.06/21-30.


Hội thảo Chương trình KC.06/21-30 “Thực trạng và định hướng phát triển KH&CN phục vụ ngành công nghệ môi trường giai đoạn 2021-2030”.
GS.TS Huỳnh Trung Hải, Hiệu trưởng Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình KC.06/21-30, nhấn mạnh “Chương trình KC.06/21-30 với mục tiêu ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến xử lý, tái chế chất thải, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển các công nghệ sản xuất, chế tạo thiết bị, phương tiện, sản phẩm phục vụ phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải, ứng phó sự cố, thảm họa môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Một số nhóm công nghệ được ưu tiên phục vụ giải quyết các vấn đề lĩnh vực môi trường như: xử lý chất thải (nước, khí, chất thải rắn), công nghệ quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm; ứng dụng sản xuất vật liệu chế phẩm phục vụ phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục sự cố môi trường; chế tạo thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và tái chế sử dụng chất thải; ứng dụng phân tích, quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường, cảnh báo tự động; phát triển công nghệ, sản xuất thiết bị, phương tiện và sản phẩm phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình sản xuất và thảm họa môi trường quy mô công nghiệp…”
 
GS.TS. Huỳnh Trung Hải, Hiệu trưởng Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình KC.06/21-30 phát biểu khai mạc Hội thảo.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến về thực trạng và định hướng phát triển KH&CN phục vụ ngành công nghệ môi trường giai đoạn 2021-2030. Theo ông Trần Văn Lương, Hiệp hội Công nghệ môi trường Việt Nam, cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, phát triển nguồn cung ứng sản phẩm công nghệ môi trường, cần ban hành đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải theo loại hình công nghệ được áp dụng. 
 
  
Ông Lê Tài Dũng, Phó Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phát biểu ý kiến tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Công ty cổ phần thương mại xây dựng Đa Lộc cho rằng, Chương trình có sự đầu tư từ ngân sách và doanh nghiệp, nên vấn đề chia sẻ bản quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các nghiên cứu cần có cơ chế phân quyền hợp lý để hài hòa lợi ích giữa các bên. 
GS. Vũ Thị Thu Hà, Viện Hóa Công nghiệp Việt Nam đưa ý kiến về tạo chuỗi giá trị cho doanh nghiệp bằng cách phát triển các chuỗi tổ hợp công nghệ, không loại bỏ bất cứ nguyên liệu gì ra môi trường, tức nguồn chất thải đầu ra của sản phẩm này, sẽ là nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm khác.
Ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế kỹ thuật cho rằng, ngành công nghiệp môi trường trong nước hiện vẫn còn những hạn chế như: thiếu liên kết giữa hoạt động nghiên cứu và triển khai sản xuất, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư... đồng thời lãnh đạo Vụ cũng tiếp thu các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp giúp định hướng xây dựng chính sách giai đoạn tới, phục vụ cải thiện môi trường tốt hơn.

Nguồn tin: Nguồn: Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 1

Hôm nay: 1828

Tháng này: 11954

Tổng lượt truy cập: 170905