Ngày đăng: 23/02/2024 / Lượt xem: 56
Xem với cỡ chữ

Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam

Ốc hương (Babylonia areolata) là loài động vật thân mềm, có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, là đặc sản biển được nhiều người ưa chuộng, đối tượng nuôi thủy sản xuất khẩu quan trọng ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Tiềm năng phát triển nghề nuôi ốc hương ở nước ta là rất lớn, nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu cao, cung không đủ cầu.


Để giúp cho nghề nuôi ốc hương phát triển, đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong điều kiện nhân tạo như: Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương (Babylonia areolata, Link 1807)” (Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2000); Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình nuôi thâm canh ốc hương xuất khẩu” (Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv, 2006).

Nhờ đó, sản lượng ốc nuôi đã tăng rất nhanh trong những năm vừa qua, góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển. Đến nay, nghề nuôi ốc hương ở nước ta đã phát triển lan rộng ra nhiều tỉnh ven biển trong cả nước, với sản lượng ước đạt trên 6.200 tấn/năm. Tuy nhiên, nghề nuôi ốc hương hiện nay đang còn rất lạc hậu, theo kiểu quảng canh truyền thống, sử dụng thức ăn tươi đánh bắt từ tự nhiên như: tôm, cá, nhuyễn thể, nên thường gây ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát được dịch bệnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro, năng suất và hiệu quả thấp.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, ThS. Trần Thị Thu Hiền cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III thực hiện: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho ốc hương từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị và sản xuất được thức ăn nuôi ốc hương từ enzyme và một số loại nguyên 2 liệu sẵn có ở Việt Nam để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi ốc hương và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Khảo sát hoạt tính enzym của ốc hương cho thấy ở miệng ốc hương không phát hiện hoạt tính enzyme, trong dạ dày có hoạt tính pepsin, ở gan và ruột có protease, trypsin, chymotrypsin, amylase và lipase.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ốc hương xảy ra theo hai giai đoạn: giai đoạn một ở dạ dày (pH = 2) thức ăn được thủy phân lần một dưới tác dụng của pepsin, tiếp theo tại ruột (pH = 7,5 - 8,0) thức ăn được thủy phân lần 2 bởi các enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase, protease và lipase.

Nhóm nguyên liệu phù hợp để làm thức ăn cho ốc hương giống là: Bột tảo; bột gluten; bột trùn quế; bột cá; bột nấm men; bột khoai mì biến tính; bột cám mỳ viên; bột khô đậu nành trích ly, nhóm kém hơn là bột gia cầm, bột gan mực, bột ruốc, bột cám gạo. Nhóm nguyên liệu phù hợp để làm thức ăn cho ốc hương thương phẩm là: Bột gan mực; bột tảo; bột ruốc; bột gia cầm; bột cá; bột gluten; bột khoai mì biến tính; bột cám mỳ viên; khô đậu nành trích ly, bột cám gạo, nhóm kém hơn là bột nấm men, bột cá sản xuất từ phụ phẩm; bột trùn quế; bột cám gạo.

Lựa chọn sử dụng enzyme EZ4 (hỗn hợp Enzyme feed) với nồng độ 2000 UI/kg để sử dụng trong nghiên cứu thử nghiệm thức ăn cho ốc hương.

Kết quả thử mức tiêu hóa in vitro của ốc hương giống với 6 công thức thức ăn nền giả định có các mức protein (35%, 40% và 45%) và 2 mức lipid (10% và 12%). Kết quả lựa chọn công thức NG3, NG5 và NG6 để thử nghiệm ương ốc hương giống ở quy mô pilot.

Kết quả thử mức tiêu hóa in vitro của ốc hương thương phẩm với 6 công thức thức ăn nền giả định có các mức protein (35%, 40% và 45%) và 2 mức lipid (6% và 8%). Kết quả lựa chọn công thức NT3, NT4 và NT6 để thử nghiệm nuôi ốc hương thương phẩm ở quy mô pilot.

Sử dụng dây chuyền công suất 500 kg/mẻ, đã được lắp đặt tại công ty Vạn Xuân; sử dụng 3 công thức thức ăn cho ốc hương giống và 3 công thức thức ăn cho ốc hương thương phẩm đã được lựa chọn, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn dạng bột mịn để tổ chức sản xuất. Kết quả đã sản xuất được 245 kg thức ăn cho ốc hương giống và 875 kg thức ăn cho ốc hương thương phẩm.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Lựa chọn enzyme và nguyên liệu

- Trong tuyến tiêu hóa ốc hương có các enzyme pepsin, protease, lipase và amylase. Hoạt tính enzyme phát hiện trong vùng pH 6,5 - 8; hoạt tính protease và amylase đạt giá trị cực đại ở pH 8,0 và lipase ở pH 7,5.

- Nhóm nguyên liệu phù hợp để làm thức ăn:  Cho ốc hương giống: Bột tảo; bột gluten; bột trùn quế; bột cá; bột nấm

+ men; bột khoai mì biến tính; bột cám mỳ viên; bột khô đậu nành trích ly.  Cho ốc hương thương phẩm: Bột gan mực; bột tảo; bột ruốc; bột gia cầm;

+ bột cá; bột gluten; bột khoai mì biến tính; bột cám mỳ viên; khô đậu nành trích ly.

- Loại enzyme phù hợp để sản xuất thức ăn ốc hương là Enzyme feed (Protease, amylase và lipase) với nồng độ ≥ 2.000 UI/kg

2. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho ốc hương

- Công thức thức ăn cho ốc hương với thành phần nguyên liệu phối trộn:

Cho ốc hương giống: Bột trùn quế 5 %; bột cá sản xuất từ phụ phẩm 26+ %; bột cá Kiên Giang 19 %; bột ruốc 7 %; bột gan mực 3 %; bột gluten lúa mì 8%; khoai mì biến tính 7 %; khô đậu nành trích ly 4 %; bột cám gạo trích ly 4 %; men bánh mì 3 %; chất kết dính 2 %; dầu cá ngừ 2 %; dầu nành 3,5 %; khoáng hỗn hợp 1,5 %; vitamin hỗn hợp 0,5 %; chất bổ sung dinh dưỡng 1 %; Enzym Feed 2,5 % và chất phụ gia 1 %.

Cho ốc hương thương phẩm: Bột cá sản xuất từ phụ phẩm 23%; bột cá+KG 16%; bột ruốc 9%; bột gan mực 5%; bột gluten lúa mì 7%; khoai mì biến tính 10%; khô đậu nành trích ly 7%; bột cám gạo trích ly 6%; men bánh mì 2%; chất kết dính 2%; dầu cá ngừ 1,5%; dầu nành 2%; khoáng hỗn hợp 1,5%; vitamin hỗn hợp 0,5%; chất bổ sung dinh dưỡng 1%; Enzym Feed 2,5% và chất phụ gia 4%.

- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho ốc hương gồm các bước: Hấp, sấy trộn thô nguyên ® cân nguyên liệu ® nghiền thô nguyên liệu ® nguyên liệu định ® trộn vi lượng + trộn hỗn hợp thành phẩm ® nghiền siêu mịn ® nguyên liệu bảo quản ® lượng, đóng bao.

3. Mô hình thiết bị sản xuất thức ăn cho ốc hương

Mô hình thiết bị sản xuất thức ăn (quy mô 500 kg/mẻ) bao gồm: Máy hấp và sấy nguyên liệu; máy nghiền thô nguyên liệu; gàu tải nguyên liệu 1; thùng chứa nguyên liệu sau nghiền thô; máy trộn thô nguyên liệu; gàu tải nguyên liệu 2; thùng chứa nguyên liệu trước nghiền siêu mịn; máy nghiền siêu mịn; cylone 1; vít tải nguyên liệu sau nghiền siêu mịn; cylone 2; hệ thống túi lọc bụi và thoát khí; máy trộn vi lượng hình khối lập phương; máy trộn hỗn hợp thành phẩm.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19446/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn tin: https://www.vista.gov.vn/

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 5

Hôm nay: 139

Tháng này: 651

Tổng lượt truy cập: 159602