Chủ Nhật, 08/09/2024
Ngày đăng: 01/02/2024 / Lượt xem: 7
Xem với cỡ chữ

Những vấn đề cần quan tâm trong chuyển đổi số hiện nay

Chuyển đổi số (CĐS) chính là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. CĐS là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. CĐS tạo ra giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động.


CĐS gồm 3 cấu phần chính là: CĐS trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm phát triển Chính phủ số; CĐS trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế số; CĐS trong hoạt động của người dân nhằm phát triển xã hội số. CĐS trở thành xu hướng phát triển tất yếu, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức và tiềm ẩn những rủi ro khó lường. CĐS không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

Những năm gần đây, CĐS tác động ngày càng sâu rộng, bao trùm lên các ngành, các mặt của đời sống, xã hội tạo ra những thay đổi to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, công tác CĐS được đẩy mạnh, thông qua Kế hoạch 293/KH-UBND ngày 07/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 đã cụ thể hoá việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu Quyết định của Thủ thướng chính phủ về CĐS. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách; phát triển hạ tầng thông tin và đảm bảo an toàn an ninh mạng; xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số; phát triển xã hội số bước đầu đã có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, hiện nay, khó khăn lớn nhất của CĐS là làm sao để con người có nhận thức đúng, tư duy đúng, thay đổi thói quen từ truyền thống sang CĐS, đây là việc khó, cần thực hiện trong thời gian lâu dài. Do CĐS thay đổi quy trình mới, để cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ đã có theo cách mới nên muốn thay đổi thói quen của một tổ chức cần phải có sự quyết tâm của người đứng đầu, cần phải đặt trong bối cảnh cụ thể của một tổ chức. Xác định trạng thái hiện tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu, xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới trong môi trường số,…; xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi.

Vì vậy, để thực hiện CĐS thành công, các cấp ngành, địa phương cần quan tâm những vấn đề cơ bản sau đây:

CĐS trước tiên là phải chuyển đổi nhận thức đối với cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Đối với một cơ quan, tổ chức, việc CĐS có thể tiến hành ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Vì vậy các tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; trong đó, việc xác định tiến trình CĐS là cơ hội để phát triển từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương,...

Quan tâm đến người dân, xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm, được hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện, nhanh và hiệu quả hơn và từ đó sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển CĐS. Cần tăng cường công khai, minh bạch, khuyến khích sự tham gia và giám sát của người dân, cộng đồng trong hoạch định và thực thi chính sách, đồng thời cắt giảm các thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công theo phương thức số, thuận tiện, dễ sử dụng, trang bị kỹ năng số cho người dân, xây dựng và hình thành văn hóa số trong xã hội.

Đối với cơ chế chính sách cần phải hoàn thiện và đi trước một bước khi có thể, việc kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá, nhân rộng và thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo. Qua đó, hoàn thiện môi trường pháp lý, ban hành giải pháp phù hợp, tạo động lực cho CĐS. Trước tiên cần phát triển nền tảng số, được coi là giải pháp đột phá để thúc đẩy CĐS nhanh hơn, giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả thúc đẩy nhanh tiến trình CĐS, giúp cho việc phát triển CĐS diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội.

Bên cạnh đó, an toàn, an ninh trên môi trường mạng là nội dung then chốt để CĐS thành công và bền vững, xuyên suốt, không thể tách rời của CĐS. Các thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp, sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của CĐS.

Ngoài ra, để an toàn trong môi trường số, đòi hỏi mỗi người dân, tổ chức phải tự trang bị những kỹ năng số cần thiết, có ý thức tự bảo vệ trong môi trường số. Hiện nay, cuộc sống đã và đang tiến vào môi trường số nhanh hơn so với hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật, vì vậy, các nguy cơ là không nhỏ. Vì không thể không có rủi ro nên cách tiếp cận sẽ là quản lý rủi ro, tối thiểu rủi ro, khi rủi ro xảy ra thì khả năng hồi phục là quan trọng. Chỉ cần có ý thức và thói quen đúng, mỗi người đã tự có thể bảo vệ mình, hạn chế đến 80% nguy cơ. Tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, thúc đẩy CĐS quốc gia, đối với các tổ chức, có một số nội dung cần lưu ý như: Hệ thống thông tin cần triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ. Phần mềm nội bộ phải do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ khung phát triển phần mềm an toàn DevSecOps. Hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định,…

Nguồn tin: Bản tin KH&CN (Số 4 2023)

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 12

Hôm nay: 3871

Tháng này: 28237

Tổng lượt truy cập: 351417