Trong bối cảnh hiện nay, việc khởi nghiệp đã đầy thách thức, nhưng với các start-up xanh, điều này càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mong muốn tiếp cận nguồn tài chính ưu đãi để phát triển dự án và đón đầu xu hướng phục hồi kinh tế.
Techcoop, một startup công nghệ nông nghiệp Việt Nam, đã thành công gọi vốn vòng Series A trị giá 70 triệu USD, bao gồm 28 triệu USD vốn cổ phần và 42 triệu USD vốn vay. Đây là một trong những khoản đầu tư Series A lớn nhất vào lĩnh vực công nghệ nông nghiệp Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Suốt 20 năm qua, cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai” đã trở thành một trong những sân chơi khởi nghiệp uy tín hàng đầu dành cho sinh viên, đặc biệt là các bạn trẻ có đam mê và khát vọng khởi nghiệp. Được tổ chức bởi Câu lạc bộ Nhà Doanh nghiệp Tương lai - Trường Đại học Ngoại thương (TEC FTU) và tài trợ bởi Quỹ học bổng Kawai (Nhật Bản), cuộc thi không chỉ giúp sinh viên Việt Nam bứt phá với những ý tưởng sáng tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam với thế giới.
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi sự kinh doanh. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ đã được UBND tỉnh ban hành, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn và kết nối để tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mặc dù bơ, sầu riêng và chanh leo hiện được coi là ba loại cây ăn trái chủ lực ở Tây Nguyên nhưng làm thế nào để chuỗi giá trị xây dựng quanh chúng có thể đem lại nhiều giá trị gia tăng nhất?
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh cho rằng cần chuẩn hóa các thuật ngữ liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo để thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này.
Ngày 13-2, tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo nghị định quy định một số nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND thành phố tổ chức, các nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất để xây dựng một chính sách mới thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo.
Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN, ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia đã "cởi trói" một số nội dung về chi tiêu cho khoa học và công nghệ (KH&CN). Một trong những chính sách quan trọng là cho phép tất cả các chi tiêu cho nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được trừ vào chi phí tính thuế.
Tại Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chiều 11/2, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ KH&CN đã xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách mới để tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động KH,CN&ĐMST, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV tới đây.
Để xây dựng và triển khai chính sách phát triển đổi mới sáng tạo (ĐMST), khởi nghiệp sáng tạo (KNST) hiệu quả, các từ ngữ, đối tượng liên quan đến ĐMST và KNST cần được xác định theo đúng bản chất, nội hàm, và chuẩn hóa tại văn bản quy phạm pháp luật.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi