Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, nhiều địa phương, khu vực, quốc gia cùng sản xuất hoặc cung cấp một loại sản phẩm, vì vậy, hàng hóa cần có các dấu hiệu nhận diện và các dấu hiệu này cần được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) để tránh các tranh chấp thương mại. Luật SHTT của Việt Nam ra đời năm 2005 và được sửa đổi mới nhất là năm 2022, là cơ sở pháp lý cho việc tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu.
Hoàng Su Phì, là một huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang, có địa hình đa dạng, tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi dãy núi cao, trung bình và thấp dần về phía sông theo hướng dòng chảy. Với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, nổi bật là những cây chè Shan Tuyết cổ thụ, mang lại sản phẩm chè độc đáo và chất lượng cao.
Cá Bỗng cùng họ với cá trắm cỏ và cá chép, vốn là loài cá tự nhiên, sinh sống ở các vùng thượng và trung lưu và ở các con sông trung bình đến lớn thuộc vùng núi phía Bắc như sông Lô, sông Gâm, sông Miện. Từ lâu đời, loài cá này đã được người dân tộc Tày đi chài lưới phát hiện, thấy cá to và chắc thịt nên đã đem về nuôi thả trong ao nhà, thuần hóa dần thành loài cá nuôi theo cách hoàn toàn tự nhiên và là món ăn đặc sản nổi tiếng, có giá trị dinh dưỡng cao.
Hà Giang là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt mạnh, tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng kết hợp với nền canh tác truyền thống của 19 dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất địa đầu tổ quốc đã tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc có giá trị kinh tế cao và có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016, khởi nghiệp ĐMST là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng nhanh. Như vậy, có thể hiểu, khởi nghiệp ĐMST là quá trình khởi nghiệp dựa trên sự đổi mới, sáng tạo về ý tưởng, sản phẩm trên cơ sở khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, là doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh.
Trong những năm qua, công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TC-ĐL-CL) đã có bước phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, bước đầu góp phần thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng kỹ thuật quan trọng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. TC-ĐL-CL là công cụ quản lý nhà nước có đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, người tiêu dùng; bảo đảm công bằng và an sinh xã hội.
Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang nằm trong khu vực công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây dược liệu.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 318/KH-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2024. Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) Hà Giang đã xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin năm 2024 của ngành nhằm triển khai kịp thời có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch, Chính sách quy định của Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan và xây dựng hạ tầng thông tin của Sở KH&CN hiện đại, chuẩn hoá, đồng bộ, triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo chức năng và các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.
Mít nghệ có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng và nhân rộng ra khắp Đông Nam Á. Tại nước ta, giống mít này có thể trồng ở hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Hiện nay, những lợi ích về kinh tế và ưu điểm về chất lượng (múi to, dày, ráo, có vị ngọt...) Mít nghệ ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, được người dân tin tưởng, phát triển, diện tích trồng ngày càng lớn ở nhiều nơi nhằm cung cấp nhu cầu ngày một cao.
Hà Giang là tỉnh có địa hình chia cắt, đồi núi có độ dốc lớn, đất đai dễ bị bào mòn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, điều kiện hạ tầng cũng như cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tập quán canh tác của bà con còn lạc hậu, việc áp dụng khoa học kỹ thuật chưa cao; ý thức người dân về phát triển các sản phẩm hàng hoá còn thấp.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi