Vài năm gần đây, các nguồn gen có tiềm năng di truyền cao như Yorkshire, Landrace, Duroc đã được nhập khẩu từ Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Hà Lan, Pháp, Đài Loan. Đây là những nguồn gen có tiềm năng di truyền rất cao cả về sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt. Tuy vậy, trong điều kiện chuồng trại, quản lý dịch bệnh, khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, việc khai thác tiềm năng của các giống lợn này vẫn còn nhiều hạn chế vì mỗi nguồn gen nhập khẩu này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Để khai thác hiệu quả các nguồn gen này phục vụ phát triển chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, công tác nghiên cứu lai tạo, phối hợp các đặc điểm tốt của từng nguồn gen và chọn lọc ổn định các đặc tính di truyền tốt trong môi trường khí hậu nóng ở Việt Nam là thực sự cần thiết. Mặt khác, để phù hợp với tiềm năng sinh sản cao của đàn nái giống nhập nội và con lai đã được tạo ra trong quá trình nhân giống, cần thiết phải nghiên cứu và các khuyến cáo mới về tiêu chuẩn, khẩu phần ăn và quy trình nuôi dưỡng phù hợp cho đàn giống cao sản, sao cho có thể phát huy cao nhất tiềm năng di truyền của đàn giống.
Ngày đăng: 13/03/2025 / Lượt xem: 978
Ở Việt Nam, hiện có hai công nghệ chính để sản xuất cá rô phi đơn tính đực: (i) Công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực sử dụng hormone 17 α - Methyltestosterone (17α - MT); (ii) Công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai khác loài. Cá rô phi đơn tính đực được sử dụng cho nuôi ở nước ta hiện nay chủ yếu được tạo ra bằng phương pháp chuyển đổi giới tính có sử dụng thức ăn trộn hormone 17 α -MT. Công nghệ này dụng trong điều kiện thời tiết ấm cho tỷ lệ giới tính đực là cao.
Ngày đăng: 13/03/2025 / Lượt xem: 1769
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ ứng dụng công nghệ cao. Từ các mô hình vườn rau thủy canh nhỏ lẻ tại các đô thị cho đến những trang trại quy mô lớn sử dụng IoT, AI, và drone, nền nông nghiệp của chúng ta đang tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, mà còn giảm chi phí, tối ưu hóa tài nguyên và tạo ra những sản phẩm chất lượng.
Ngày đăng: 04/03/2025 / Lượt xem: 1947
Các chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng để kích thích sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và phòng bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận; tăng hiện tượng dị ứng; xuất hiện và lan truyền hiện tượng kháng kháng sinh ở vi khuẩn; gây khó khăn cho điều trị bệnh ở người và vật nuôi... Không cho phép sử dụng kháng sinh trở thành xu thế tất yếu trên thế giới mặc dù sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi bởi vì kháng sinh làm tăng hiệu quả chăn nuôi như: tăng trưởng tốt hơn, ngăn ngừa một số bệnh như viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng do E. Coli, viêm phổi, vi khuẩn gây tiêu chảy...
Ngày đăng: 07/03/2025 / Lượt xem: 1818
Dưa leo đơn tính cái (chỉ sinh ra hoa cái) là loại cây thích hợp trồng trong nhà màng do không cần thụ phấn vẫn đậu quả và cho năng suất cao hơn giống dưa leo trồng ngoài đồng ruộng 20-30%.
Ngày đăng: 01/03/2025 / Lượt xem: 1821
Những năm qua, ngành Nông nghiệp huyện Xín Mần khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm năng của từng địa phương. Cùng với đó, chủ động đẩy mạnh liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Ngày đăng: 10/03/2025 / Lượt xem: 1864
Đinh lăng là loài dược liệu quý đã được con người biết đến từ lâu. Theo y học cổ truyền, cây Đinh lăng là vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi...; rễ và lá Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Ngoài các tác dụng trên, những tính chất khác của Đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Ngày đăng: 20/02/2025 / Lượt xem: 2643
Dưa lưới được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân.
Ngày đăng: 25/02/2025 / Lượt xem: 2698
Theo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ 29 - 30 triệu con, trong đó lợn nái từ 2,5 - 2,8 triệu con, đàn lợn được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 70%; sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0 - 5,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 63 - 65%), đến năm 2030 đạt từ 6,0 - 6,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 59 - 61%). Như vậy, để đảm bảo nâng cao sản lượng thịt lợn xuất chuồng trong khi tổng đàn lợn nái không tăng thì việc nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn giống luôn là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước cũng như các nhà chăn nuôi. Các giống lợn năng suất cao được nhập về như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain... đã cải thiện năng suất giống lợn trong nước. Các giống lợn này đã góp phần to lớn trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên, các sản phẩm được nhập về có nhiều nhược điểm như giá thành cao, công tác vệ sinh phòng bệnh gặp nhiều khó khăn, việc thích nghi với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam còn hạn chế. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi lợn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, kết quả chăn nuôi lợn của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh được so với các sản phẩm cùng loại ở thị trường khu vực và thế giới. Việc tạo được các dòng lợn nái ông bà, tổ hợp lợn nái bố mẹ và lợn đực cuối cùng có năng suất sinh sản, sinh trưởng cao để sản xuất lợn thương phẩm có khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp và phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết.
Ngày đăng: 10/01/2025 / Lượt xem: 2355
Ở Việt Nam, phát triển cây ăn quả đang là hướng đi được đẩy mạnh ở nhiều vùng miền trong cả nước. Một số loại quả đã và đan là sản phẩm xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam như thanh long, cam, bưởi, xoài, chuối... Hiện nay, trong thâm canh cây ăn quả, chi phí phân bón chiếm hơn 40%, sau dịch COVID giá cả phân bón tăng cao trong khi tình hình xuất khẩu khó khăn làm hiệu quả sản xuất giảm. Tuy nhiên, quá trình điều tra các vùng trồng cây ăn quả chính (Cam, bưởi thanh long) cho thấy tình trạng canh tác không tuân thủ khuyến cáo vẫn còn phổ biến, người dân lạm dụng phân bón hóa học, không bón hoặc bón ít phân hữu cơ làm đất trồng suy thoái độ phì nhiêu dẫ đến khó tái canh khi vườn cây cỗi.
Ngày đăng: 14/01/2025 / Lượt xem: 2459
Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

Đang tải thống kê...