Dưa lưới được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân.
Ngày đăng: 25/02/2025 / Lượt xem: 3306
Theo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ 29 - 30 triệu con, trong đó lợn nái từ 2,5 - 2,8 triệu con, đàn lợn được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 70%; sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0 - 5,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 63 - 65%), đến năm 2030 đạt từ 6,0 - 6,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 59 - 61%). Như vậy, để đảm bảo nâng cao sản lượng thịt lợn xuất chuồng trong khi tổng đàn lợn nái không tăng thì việc nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn giống luôn là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước cũng như các nhà chăn nuôi. Các giống lợn năng suất cao được nhập về như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain... đã cải thiện năng suất giống lợn trong nước. Các giống lợn này đã góp phần to lớn trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên, các sản phẩm được nhập về có nhiều nhược điểm như giá thành cao, công tác vệ sinh phòng bệnh gặp nhiều khó khăn, việc thích nghi với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam còn hạn chế. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi lợn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, kết quả chăn nuôi lợn của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh được so với các sản phẩm cùng loại ở thị trường khu vực và thế giới. Việc tạo được các dòng lợn nái ông bà, tổ hợp lợn nái bố mẹ và lợn đực cuối cùng có năng suất sinh sản, sinh trưởng cao để sản xuất lợn thương phẩm có khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp và phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết.
Ngày đăng: 10/01/2025 / Lượt xem: 2954
Ở Việt Nam, phát triển cây ăn quả đang là hướng đi được đẩy mạnh ở nhiều vùng miền trong cả nước. Một số loại quả đã và đan là sản phẩm xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam như thanh long, cam, bưởi, xoài, chuối... Hiện nay, trong thâm canh cây ăn quả, chi phí phân bón chiếm hơn 40%, sau dịch COVID giá cả phân bón tăng cao trong khi tình hình xuất khẩu khó khăn làm hiệu quả sản xuất giảm. Tuy nhiên, quá trình điều tra các vùng trồng cây ăn quả chính (Cam, bưởi thanh long) cho thấy tình trạng canh tác không tuân thủ khuyến cáo vẫn còn phổ biến, người dân lạm dụng phân bón hóa học, không bón hoặc bón ít phân hữu cơ làm đất trồng suy thoái độ phì nhiêu dẫ đến khó tái canh khi vườn cây cỗi.
Ngày đăng: 14/01/2025 / Lượt xem: 2510
Phương pháp phơi vật liệu ẩm dưới nắng mặt trời được ứng dụng từ xa xưa, phương pháp này đơn giản, rẻ tiền và bảo vệ môi trường, tuy nhiên tỷ lệ thất thoát sản phẩm cao (30 - 40%) do nhiều nguyên nhân, chất lượng sản phẩm cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn sử dụng lâu dài và xuất khẩu chưa kể sản phẩm có thể bị hư hỏng toàn bộ do thời tiết xấu, một số sản phẩm nhạy cảm với nhiệt khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời bị hư hỏng và biến màu.
Ngày đăng: 15/01/2025 / Lượt xem: 2787
Ngô là một trong những cây lương thực được nông dân Tiền Giang trồng nhiều do rất thích hợp để đưa xuống chân ruộng thay cho độc canh cây lúa. Tuy nhiên, hiện phần lớn người trồng ngô chỉ thu hoạch trái mà chưa quan tâm nhiều đến tận dụng phụ phẩm từ cây ngô nên hiệu quả kinh tế chưa đạt được tối đa. Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành và UBND xã Tân Lý Đông đã triển khai mô hình “Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ngô” và đã thu hoạch được hiệu quả kinh tế cao.
Ngày đăng: 21/01/2025 / Lượt xem: 3351
Nấm mối đen (Xerula radicata) thuộc họ Physalacriaceae có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cải thiện tim mạch, ổn định huyết áp, giải độc và tăng cường chức năng gan. Nhận thấy tầm quan trọng của thực phẩm này, anh Trần Anh Tuấn tại TP. Hồ Chí Minh cùng các cộng sự đã cải tiến triển khai trồng nấm trong container thay vì trong nhà nấm, mang lại lợi nhuận gần 40 triệu đồng.
Ngày đăng: 25/01/2025 / Lượt xem: 1870
Hành, tỏi (họ Allium) là cây gia vị được trồng lâu đời và chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản xuất rau trên thế giới. Trên thế giới, hành, tỏi được trồng ở 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, 5 nước đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, UAE và Thỗ Nhĩ Kỳ có sản lượng chiếm 56,42% toàn thế giới. Diện tích trồng hành, tỏi trên thế giới là hơn 5,2 triệu ha; năng suất trung bình đạt 19,17 tấn/ha, sản lượng đạt 99,7 triệu tấn. Tại Việt Nam, hành được trồng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận...
Ngày đăng: 04/01/2025 / Lượt xem: 1500
Tại Việt Nam, nấm ăn đã được biết đến từ lâu, sự phát triển của ngành nấm cũng có lúc thăng trầm theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chỉ hơn 15 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là nghề mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ nông dân, điển hình là ở các tỉnh miền Nam, miền Trung… có hành nghìn hộ nuôi trồng nấm ở quy mô trang trại. Nấm ăn là thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, nấm còn được dùng làm dược liệu để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, béo phì và loãng xương.
Ngày đăng: 02/01/2025 / Lượt xem: 1455
Ngày 11/12, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TPHCM (CESTI) đã tổ chức hội thảo “Xu hướng nghiên cứu công nghệ sinh học phục vụ công tạo giống cây lương thực”.
Ngày đăng: 20/12/2024 / Lượt xem: 803
Mô hình do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM thực hiện, cho lợi nhuận cao hơn ba lần so với trồng trên giá thể.
Ngày đăng: 05/12/2024 / Lượt xem: 774
Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

Đang tải thống kê...