Ngày 12/12/2024, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước phối hợp với Ban chủ nhiệm các Chương trình KX.03/21-30; KC.05/21-30; KC.07/21-30 và Chương trình Giống cùng UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong phát triển năng lượng, chế biến, bảo quản, sản xuất giống ngành nông nghiệp; phát huy giá trị và nguồn lực nhân văn phục vụ phát triển vùng Tây Nguyên".
Để xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo trai tai tượng vảy, ThS. Phùng Bảy và nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm trai tai tượng vảy”.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh, mục tiêu “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực khu vực nông thôn, miền núi” (Chương trình) vừa là vinh dự cũng vừa là thách thức. Do đó, cần xác định trúng và đúng đối tượng, hỗ trợ đúng mục tiêu, tránh dàn trải, phong trào… đảm bảo Chương trình triển khai hiệu quả và thiết thực nhất.
Đề tài nhằm mục tiêu chuyển giao công nghệ và xây dựng được mô hình sản xuất ván ghép thanh với công nghệ và thiết bị tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả gỗ rừng trồng ở địa phương và các vùng lân cận góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa với một số ngành kinh tế chủ lực, trong đó ngành nông nghiệp và lâm nghiệp là hai ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cả nước so với các ngành khác. Nguyên nhân do nông nghiệp là ngành sản xuất ra nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đóng góp vai trò không nhỏ vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Ngày 15/11, tại trường Đại học Lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, sản xuất lâm nghiệp bền vững.
Lúa gạo là sản phẩm xuất khuẩn chủ lực của Việt Nam. Việc chọn tạo giống lúa theo định hướng ở nước ta đã được chú trọng hơn trong thời gian gần đây. Giải pháp ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại để nâng cao năng suất cho các giống lúa chất lượng cao là rất cần thiết. Kỹ thuật chuyển gen được cho là công cụ hữu hiệu trong việc tạo giống mới và đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới ở nhiều loại cây trồng trong đó có cây lúa. Tuy nhiên, ở Việt Nam kỹ thuật này bị giới hạn áp dụng trên cây lúa. Đây cũng một trong những nguyên nhân hạn chế về ứng dụng công nghệ này để tạo cây lúa chuyển gen ở nước ta.
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Văn Phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Ban Chủ nhiệm Chương trình KC 4.0/19-30 tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 trong một số lĩnh vực chủ chốt và định hướng giai đoạn đến năm 2030”. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, và lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc triển khai ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) tại Việt Nam.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, TS. Nguyễn Hải Đăng và nhóm nghiên cứu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Đề tài: “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thanh niên nông thôn hiện nay”.
Nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất giống nấm dạng dịch thể, nuôi trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm chuyển đổi ngành nghề, tận dụng phế thải nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng núi, vùng ven biển chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển, góp phần ổn định cuộc sống, hướng tới phát triển bền vững, ThS. Lê Mậu Bình cùng nhóm nghiên cứu tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị đã thực hiện Dự án: “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể, phục vụ nuôi trồng, chế biến nấm trong mô hình liên kết sản xuất theo chuổi giá trị vùng cát ven biển chịu ảnh hưởng sự cố môi trường biển và miền núi tỉnh Quảng Trị”.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi