Việc phục tráng để mở rộng sản xuất các giống lúa chất lượng không những đáp ứng nhu cầu gạo chất lượng cao mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. TS. Vũ Linh Chi và các cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật đã thực hiện Đề tài "Khai thác phát triển các nguồn gen lúa nếp địa phương chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa tại miền núi phía Bắc".
Trong nhiều năm qua, cây Hồi được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn và một số huyện của tỉnh Cao Bằng, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào thiểu số miền núi tại khu vực trồng hồi và nguồn ngân sách địa phương.
Hiện nay, để bảo bảo các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt cá như lạp xưởng và xúc xích, người ta sử dụng một số hoá chất như BHT (butylated hydroxytoluene), BHA (butylated hydroxyanisole) và TBHQ (tertiary butylhydroquinone). Tuy nhiên, các hoá chất này có thể gây hại cho cơ thể khi thường xuyên sử dụng. Vì vậy, việc tìm kiếm các chất bảo quản tự nhiên lành tính nhằm thay thế các chất bảo quản hóa học được nhiều người quan tâm.
Trong bối cảnh nền nông nghiệp ngày càng phải đối mặt với những thách thức về môi trường, việc tận dụng phế thải nông nghiệp đã trở thành xu hướng quan trọng nhằm hướng tới sự bền vững. Nhiều người đã nghe về các cách tái chế phế thải như làm thức ăn gia súc, phân bón, hay chế tạo nước tẩy rửa gia dụng. Tuy nhiên, kỹ sư công nghệ thực phẩm Nguyễn Xuân Duy, giảng viên Đại học Nha Trang, đã chọn một hướng đi khác biệt và đầy triển vọng: biến phế thải nông nghiệp thành thuốc trừ sâu, mang lại một giải pháp bảo vệ cây trồng thân thiện với môi trường.
Việt Nam là một nước nông nghiệp trên 75% dân số sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và hơn 90% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu phát triển về sản xuất giống cây trồng để chủ động được về sản xuất. Tuy vậy chất lượng của giống cây trồng chưa cao, chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương do nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, điều kiện canh tác, cụ thể:
Một trong những thách thức lớn nhất đối với chăn nuôi trâu, bò tại Quảng Nam là việc thiếu nguồn thức ăn thô xanh có chất lượng, nhất là vào mùa mưa bão. Để dự trữ thức ăn các hộ chăn nuôi chế biến thức ăn bằng cách phơi khô (rơm rạ, cỏ ...) cách chế biến này làm mất nhiều dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tiêu hóa... Vì vậy, trồng ngô, cỏ lấy sinh khối và ủ chua bằng chế phẩm vi sinh là một trong những biện pháp kỹ thuật tiên tiến vừa giúp dự trữ tốt được thức ăn vừa đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng tốt cho trâu bò, đây là phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho trâu, bò hiện đang được sử dụng rất nhiều tại các vùng chăn nuôi thâm canh năng suất cao.
Sâm cau là loại dược liệu quý, sinh trưởng mạnh dưới tán lá rừng, lá rộng nguyên sinh hoặc thứ sinh. Ở Việt Nam, sâm cau phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Đắk Nông. Theo y học cổ truyền Việt Nam, sâm cau có tác dụng chống ung thư, điều trị các bệnh về sinh lý nam, hen suyễn, sốt xuất huyết, cao huyết áp, đau nhức xương,…
Theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm ngành chăn nuôi thải ra khoảng hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỉ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn, chất thải khí. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi tập trung hiện đều có các hầm yếm khí biogas xử lý, sau đó nước thải sau biogas gom vào vào bể điều hòa, tiếp theo được bơm vào bể thiếu khí để xử lý N và một phần P, rồi chuyển sang bể hiếu khí để xử lý COD và BOD, bể keo tụ, khử trùng và thải ra hồ điều hoà. Qua quy trình trên có thể thấy, toàn bộ quá trình xử lý đều bằng phương pháp sinh học nên tốc độ chậm (từ 5-7 ngày/ chu kỳ) do vậy khi tăng đàn vật nuôi hoặc chất thải rất lớn, nồng độ chất ô nhiễm đậm đặc… thì phương pháp xử lý như trên bị quá tải, dẫn đến các hệ luỵ về môi trường như hàm lượng hữu cơ cao, nồng độ amoni và photphat vượt chuẩn xả thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước mặt cũng như mỹ quan và sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi đang ngày một diễn biến phức tạp kéo theo các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường, điển hình gần đây là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với ngành chăn nuôi lợn trên thế giới. Lợn mắc bệnh xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào độc lực của virus và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Phần lớn lợn mắc bệnh đều ở thể cấp tính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao lên tới 95-100%. Sau khi xuất hiện, bệnh thường có biểu hiện lâm sàng dưới dạng cấp tính trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang mầm bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh thối gốc rễ do Phytophthora gây ra trên cây chanh leo được phát hiện ở Nghệ An (Nguyên et al., 2015), hiện là bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sản xuất cây chanh leo tại Việt Nam. Nhiều vườn chanh leo tại Nghệ An, Sơn La, Ninh Bình đã phải phá bỏ do nhiễm bệnh này. Phòng chống các loài Phytophthora trên cây chanh leo cũng như các cây trồng khác cực kỳ khó do chúng là tác nhân gây bệnh truyền qua đất và nước. Phòng chống Phytophthora trên cây chanh leo phải tuân thủ 4 nguyên tắc là (1) cây khỏe, (2) không để vườn úng nước, (3) sạch nguồn bệnh (đất/cây), và (4) phòng là chính. Sử dụng thuốc hóa học để phòng chống Phytophthora nhìn chung không hiệu quả. Chính vì vậy, xu thế trên thế giới và Việt Nam hiện nay là sử dụng các chế phẩm phòng chống sinh học, dựa trên các nấm và vi khuẩn đối kháng. Các chế phẩm sinh học cũng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, giảm nguồn bệnh trong đất và giảm thiểu các tác động tiêu cực do lạm dụng thuốc hóa học.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi