Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, việc áp dụng các công cụ và chỉ tiêu đo lường, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã được triển khai ở nhiều quốc gia tiên tiến như Đức, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Năm 2012, Đức ban hành Luật KTTH thay thế Luật Quản lý chất thải và Chu trình khép kín, phát triển hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh với mục tiêu rõ ràng, gắn liền với đặc điểm cụ thể của từng bang. Cục Thống kê Liên bang cũng xây dựng các chỉ số khác nhau cho KTTH như hiệu suất sử dụng nguyên liệu thô, tiêu thụ nguyên liệu thô, khối lượng chất thải và tái chế.
Tại Việt Nam, IoT đã được ứng dụng từ lâu, tuy nhiên hiện chưa có ứng dụng thực sự nào có ảnh hưởng mạnh tới đời sống xã hội Việt Nam. Trong thời gian tới, các ứng dụng IoT được dự báo sẽ trở nên phổ biến, có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống với các lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp, du lịch, đô thị thông minh.
Trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên biệt, hay còn gọi là AI chuyên dụng (Narrow AI), là các hệ thống AI được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể với độ chính xác và hiệu quả cao. Không giống như AI tổng quát/đa dụng, vốn có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, AI chuyên biệt tập trung vào một lĩnh vực hoặc một loạt các nhiệm vụ cụ thể.
Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thông qua ngày 28/6/2024 gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ, nhiều cơ chế quan trọng đối với trí thức.
Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp hiện đại, khoảng 2.000 hợp tác xã nông nghiệp trên toàn quốc đã chủ động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến. Những tiến bộ khoa học và kỹ thuật được áp dụng đã giúp giảm giá thành và đảm bảo quy trình sản xuất an toàn.
Trong bối cảnh công nghệ số không ngừng phát triển, marketing số (Digital Marketing) đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Với khả năng tiếp cận rộng lớn, chi phí hợp lý và hiệu quả đo lường rõ ràng, marketing số mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh cho các SME, giúp họ vượt qua những hạn chế về nguồn lực và mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường.
Phát biểu tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ với UBND tỉnh Quảng Ngãi chiều ngày 30/8/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, cần tận dụng tốt những lợi thế, tiềm năng phát triển sẵn có, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục vụ hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương/vùng. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuyển dịch năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường và năng lượng. Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nguồn cung cấp năng lượng từ các nguồn truyền thống như dầu mỏ và than đá sang các nguồn năng lượng tái tạo và sạch hơn, mà còn bao gồm việc cải cách toàn diện trong công nghệ, chính sách, cơ sở hạ tầng và thói quen tiêu dùng năng lượng. Khoa học và công nghệ đóng vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy và thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng, đóng góp vào mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Sâu keo mùa thu có tên khoa học là Spodoptera frugiperda, là loài côn trùng đa thực nguy hiểm, đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dù mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây vài năm nhưng sâu keo mùa thu đã nhanh chóng trở thành mối đe dọa lớn với các vùng trồng ngô. Diện tích lớn ngô ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã bị bị thiệt hại nặng nề.
Thừa Thiên Huế đã xây dựng mô hình liên kết giữa bốn nhà "Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông" trong bốn khâu "Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường" là mắt xích quan trọng để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực; trong đó, có ngành công nghiệp dược liệu.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi