Cây ngô (Zea mayL.) là một trong những cây cốc quan trọng nhất đáp ứng hơn 1.000 triệu tấn/năm dùng làm lương thực cho loài người, thức ăn cho gia súc và nguyên liệu công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, cũng như nguyên liệu tạo ra năng lượng sinh học. Về thương mại, ngô là mặt hàng xuất khẩu cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Với giá trị kinh tế cao và khả năng thích ứng rộng thì cây ngô đã được trồng ở hầu hết các vùng trên thế giới, năm 2020, với 191 triệu ha và tổng sản lượng đạt 1.126 triệu tấn.

Trong đó khoảng gần 20% ng được dùng rộng rãi làm thực phẩm cao cấp ở nhiều nước trên thế giới, cung cấp ít nhất 30% lượng calo thức ăn cho hơn 4,5 tỷ người tại 94 quốc gia đang phát triển (CIMMYT, 2011). Ngô thực phẩm (ngô nếp- Zea mays L.subsp. ceratina, ng đường - Zea mays L, subsp saccharata Sturt) có những ưu điểm vượt trội như giá trị dinh dưỡng cao (ăn tươi, sạch), ngắn ngày (68 - 95 ngày từ gieo đến thu hoạch bắp tươi), sử dụng và chế biến đa dạng (ngô nếp, ngô đường thường dùng để luộc, nướng, làm quà ăn tươi) hoặc chế biến đóng hộp, ngô bao tử để làm rau cao cấp, một số loại ngô còn là nguyên liệu của các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, đường gluco, bánh kẹo...Trên thế giới có khoảng 629,2 triệu người trên thế giới sử dụng ngô nếp (Advanta, 2013), tính đến năm 2013, diện tích ngô trắng và ngô nếp đạt khoảng 32 triệu ha, trong đó 6 triệu ha tập trung nhiều ở Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á và Đông Á và tại Châu Âu ngô nếp đã phát triển hơn 2% trên tổng diện tích ngô (Agnieszka Klimek-Kopyra, 2012), (Hanyu Yangcheng, 2013),(Deborah Schwartz and Whistler, 2019).
Ở Việt Nam, diện tích ngô thực phẩm (ngô nếp, ngô đường, ngô rau) chiếm khoảng hơn 12% tê n 1 triệu ha tổng diện tích ngô của cả nước (.Nguyễn Thị Nhài, 2012), đến nay tỉ lệ này có thể lên tới 15%. Ngô thực phẩm có vai trò quan trọng về lương thực, đặc biệt là trong đời sống văn hoá ẩm thực. Ngô thực phẩm đã và đang trở thành cây hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, không chỉ dùng làm lương thực (ăn tươi, nướng, luộc), làm mặt hàng đồ hộp xuất khẩu, mà còn phục vụ nguyên liệu công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Ngoài ra, thân lá xanh sau thu hoạch bắp tươi được dùng cho chăn nuôi đại gia súc (ăn tươi, ủ chua...). Chính vì thế, mà nhu cầu sử dụng ngô thực phẩm ngày càng tăng. Xuất phát từ những lợi ích từ ngô thực phẩm như trên, Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Nhài cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ngô thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp, ngô đường năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh phía Bắc” từ năm 2017 đến 2021.
Đề tài đã hoàn thành đƣợc các mục tiêu đề ra, các sản phẩm đạt được:
- Chọn tạo được 12 dòng thuần ưu tú (08 dòng ngô nếp và 04 dòng ng đường) có đặc điểm nông sinh học tốt, khả năng kết hợp cao, năng suất của dòng 08 dòng nếp 1,8 - 2,8 tấn hạt khô/ha và 4 dòng ng đường là 1,4 - 2,4 tấn hạt khô/ha. Trong đó có 01 dòng được tạo ra từ phương pháp nu i cấy bao phấn, các dòng còn lại tạo ra từ phương pháp truyền thống
- Chọn tạo được 01 giống ng nếp VN559 có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng tại các vùng trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc, phù hợp với thị hiếu sản xuất và tiêu dùng. Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch bắp tươi từ 70 - 80 ngày, chiều cao cây từ 188,0 - 194,1 cm, chiều cao đóng bắp từ 84,3 - 104,7 cm, độ che kín bắp tốt (điểm 1), trạng thái cây đẹp, độ đồng đều cao, khả năng chống chịu sâu đục thân, đục bắp (điểm 1). Chiều dài bắp đạt 16 - 18 cm, đường kính bắp từ 4,5 - 5,3 cm; số hàng hạt/bắp từ 12 - 14, số hạt/hàng từ 29,8 - 33,7 hạt, khối lượng P1.000 hạt 202,4 - 274,9 gram. Năng suất bắp tươi đạt từ 12,62 - 15,65 tấn/ha. Về chất lượng ăn tươi, VN559 có chất lượng ăn tươi (độ dẻo, hương thơm, vị đậm), hàm lượng amilopectin 96,5% tương đương giống đối chứng HN88 và cao hơn giống MX10. Giống ngô nếp VN559 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 339/QĐTT-CLT ngày 18/10/2019 - Bộ NN&PTNT, kèm theo 01 quy trình sản xuất hạt lai F1, 01 quy trình thâm canh được công nhận cấp cơ sở
- Chọn tạo được 01 giống ng đường ĐL89 có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng tại các vùng trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc, phù hợp với thị hiếu ti u dùng ăn tươi, thuận lợi cho cắt hạt bảo quản lạnh và chế biến công nghiệp. Giống ng ĐL89 có thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch bắp tươi 70-90 ngày, chiều cao cây từ 200,1 - 214,9 cm, chiều cao đóng bắp: 77,2 - 94,8 cm; trạng thái cây đẹp, độ che phủ lá bi kín (điểm 1-2); Chiều dài bắp 17 - 20 cm; đường kính bắp 4,5 - 5,5cm, số hàng hạt 14-16 hàng. Khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, đục bắp, bệnh đốm lá (điểm 1-2), mức độ chịu hạn, chịu rét tốt (điểm 1). Năng suất bắp tươi đạt 14,16 - 16,88 tấn/ha. Giống ĐL89 có chất lượng ăn tươi (độ ngọt, hương thơm, vị đậm), độ Brix 16,2%, tương đương với đối chứng SW1011, khá hơn Sugar75 và Hibrix53. Giống ng đường ĐL89 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số 339/QĐ-TT-CLT ngày 18/10/2019 - Bộ NN&PTNT, kèm theo 01 quy trình sản xuất hạt lai F1, 01 quy trình thâm canh được công nhận cấp cơ sở
- Xây dựng 04 mô hình sản xuất thử nghiệm giống ngô mới năng suất cao, chất lượng tốt. Trong đó 02 m hình sản xuất giống ngô nếp lai VN559 tại Nghệ An và Phú Thọ cho năng suất bắp tươi đạt 13,02 - 13,40 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt 17,45 - 19,0% so với giống đại trà. 02 mô hình giống ng đường ĐL89 tại Hà Nam và Nghệ An cho năng suất bắp tươi đạt 16,05 - 16,06 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt từ 16,3 - 16,63% so với giống đại trà
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20857/2022) tại Cục Thông tin, Thống kê.
Nguồn tin: