Lào Cai là địa phương sở hữu một trong ba giống lợn quý ở các tỉnh phía Bắc. Đó là giống lợn Mường Khương – giống lợn đen bản địa. Lợn Mường Khương có khả năng sinh trưởng chậm, năng suất sinh sản thấp nhưng chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay do xu hướng muốn nâng cao năng suất đàn lợn nên rất nhiều trang trại, gia trại ở Lào Cai đã ưu tiên chăn nuôi lợn ngoại và lợn lai ngoại, do đó một số người chăn nuôi đã nhập lợn có nguồn gốc từ nơi khác về nuôi trong tỉnh.
Ngày đăng: 26/05/2025 / Lượt xem: 7649
Năm loài cây dược liệu Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh là những loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu và gây trồng ở nước ta. Tuy nhiên, tại mỗi vùng cần được ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật trồng, phân bón thích hợp cho từng loài và cần có mô hình tổ chức sản xuất phù hợp. Hai tỉnh Điện Biên và Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của nước ta, có nhiều tiểu vùng sinh thái có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với việc gây trồng nhiều loài cây dược liệu, trong đó 5 loài cây dược liệu: Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh là những loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao.
Ngày đăng: 26/05/2025 / Lượt xem: 8344
Năm loài cây dược liệu Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh là những loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao đã được nghiên cứu và gây trồng ở nước ta. Tuy nhiên, tại mỗi vùng cần được ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật trồng, phân bón thích hợp cho từng loài và cần có mô hình tổ chức sản xuất phù hợp. Hai tỉnh Điện Biên và Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của nước ta, có nhiều tiểu vùng sinh thái có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với việc gây trồng nhiều loài cây dược liệu, trong đó 5 loài cây dược liệu: Sa nhân, Sâm cau, Sả, Hoắc hương, Cát cánh là những loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao.
Ngày đăng: 01/01/1970 / Lượt xem: 3911
Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2012 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định vai trò then chốt của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về tầm quan trọng của KH&CN đối với sự phát triển quốc gia. Để hiện thực hóa các chủ trương này, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 16/QĐ-BKHCN năm 2019, triển khai chương trình hành động tập trung vào việc phát triển thị trường KH&CN, các doanh nghiệp KH&CN và dịch vụ KH&CN; thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN và phối hợp triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp KH&CN. Trong bối cảnh đó, các cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH&CN, một bộ phận quan trọng của hệ thống tổ chức trung gian thị trường KH&CN, đóng một vai trò then chốt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là một yêu cầu cấp thiết và đã được quy định rõ trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngày đăng: 27/05/2025 / Lượt xem: 8804
Chè tím là giống chè mới được một số nước trên thế giới lai tạo, phát triển và sử dụng như một loại thảo dược vì nó có hàm lượng chất chống ô xy hóa anthocyanin và polyphenol cao hơn chè thông thường 1,6 lần. Các anthocyanin trong lá chè tím có các chức năng sinh học khác nhau liên quan đến sức khỏe, như là hoạt động như chất chống oxy hóa và chất chống vi sinh vật gây hại (Hribar và cs., 2014; Viskelis và cs., 2009), giảm mỡ máu (Wang và cs., 2012) và ngăn ngừa ung thư đại trực tràng (Hsu và cs., 2012), khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạch máu não (Rashid và cs., 2014).
Ngày đăng: 06/05/2025 / Lượt xem: 4027
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, trái cây phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, bao gồm những biến đổi tự nhiên về cấu trúc bên ngoài và các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra bên trong. Bên cạnh đó, sự tấn công của côn trùng, chim chóc và các loại bệnh nấm, mầm bệnh cũng gây ra những tổn thất đáng kể. Thêm vào đó, các tác động vật lý và cơ học trong quá trình canh tác và thu hoạch cũng làm giảm sút giá trị thương mại của sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, chất lượng và gây ra những thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người trồng trọt. Để giải quyết vấn đề này, các phương pháp canh tác nông nghiệp tốt (GAP) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, hướng tới việc sản xuất trái cây chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các hóa chất tổng hợp. Trong số các biện pháp bảo vệ hiệu quả, việc sử dụng túi bao quả trực tiếp trên cây trước khi thu hoạch đã chứng minh được vai trò quan trọng. Đây là một phương pháp bảo vệ vật lý đơn giản nhưng hiệu quả, bằng cách bao bọc trái cây khi chúng đạt đến một giai đoạn phát triển nhất định. Túi bao không chỉ giúp cải thiện màu sắc bề ngoài của quả, làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị thương mại, mà còn góp phần nâng cao chất lượng bên trong, bảo vệ quả khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Ngày đăng: 09/05/2025 / Lượt xem: 3940
Hà Tĩnh, tỉnh Duyên hải Bắc Trung Bộ với diện tích tự nhiên gần 600.000 ha, trong đó 80,37% là đất nông nghiệp. Nghị quyết 08 của tỉnh giai đoạn 2009-2020 định hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và giống mới. Tỉnh có tiềm năng lớn với 56.636 ha đất trồng cây lâu năm và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2015, Hà Tĩnh có khoảng 10.000 ha cây ăn quả, tập trung ở bưởi Phúc Trạch, cam Bù Hương Sơn, cam chanh, táo, ổi, na, xoài... Nhiều hộ đã đầu tư trồng cây ăn quả ở vùng gò đồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngày đăng: 12/05/2025 / Lượt xem: 8855
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học đã mang đến nhiều công cụ và phương pháp tiên tiến hỗ trợ cho công tác chọn tạo giống lúa truyền thống. Các kỹ thuật như đột biến phân tử, sử dụng chỉ thị phân tử và công nghệ chuyển gen đã và đang được ứng dụng rộng rãi. Trong đó, phương pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (Marker-Assisted Backcrossing - MABC) được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Việc sử dụng các chỉ thị phân tử cho phép các nhà khoa học theo dõi di truyền của các dòng lai ở từng thế hệ, từ đó đẩy nhanh đáng kể tốc độ chọn lọc và tăng cường sự phục hồi nền di truyền của dòng gốc qua mỗi lần lai trở lại.
Ngày đăng: 14/05/2025 / Lượt xem: 8619
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, trái cây phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, bao gồm những biến đổi tự nhiên về cấu trúc bên ngoài và các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra bên trong. Bên cạnh đó, sự tấn công của côn trùng, chim chóc và các loại bệnh nấm, mầm bệnh cũng gây ra những tổn thất đáng kể. Thêm vào đó, các tác động vật lý và cơ học trong quá trình canh tác và thu hoạch cũng làm giảm sút giá trị thương mại của sản phẩm, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, chất lượng và gây ra những thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người trồng trọt.
Ngày đăng: 09/05/2025 / Lượt xem: 5465
Cây ngô (Zea mayL.) là một trong những cây cốc quan trọng nhất đáp ứng hơn 1.000 triệu tấn/năm dùng làm lương thực cho loài người, thức ăn cho gia súc và nguyên liệu công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, cũng như nguyên liệu tạo ra năng lượng sinh học. Về thương mại, ngô là mặt hàng xuất khẩu cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Với giá trị kinh tế cao và khả năng thích ứng rộng thì cây ngô đã được trồng ở hầu hết các vùng trên thế giới, năm 2020, với 191 triệu ha và tổng sản lượng đạt 1.126 triệu tấn.
Ngày đăng: 28/04/2025 / Lượt xem: 5564
Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

Đang tải thống kê...