Các chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng để kích thích sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và phòng bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận; tăng hiện tượng dị ứng; xuất hiện và lan truyền hiện tượng kháng kháng sinh ở vi khuẩn; gây khó khăn cho điều trị bệnh ở người và vật nuôi... Không cho phép sử dụng kháng sinh trở thành xu thế tất yếu trên thế giới mặc dù sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi bởi vì kháng sinh làm tăng hiệu quả chăn nuôi như: tăng trưởng tốt hơn, ngăn ngừa một số bệnh như viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng do E. Coli, viêm phổi, vi khuẩn gây tiêu chảy...
Dưa leo đơn tính cái (chỉ sinh ra hoa cái) là loại cây thích hợp trồng trong nhà màng do không cần thụ phấn vẫn đậu quả và cho năng suất cao hơn giống dưa leo trồng ngoài đồng ruộng 20-30%.
Những năm qua, ngành Nông nghiệp huyện Xín Mần khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất, phát huy hiệu quả tiềm năng của từng địa phương. Cùng với đó, chủ động đẩy mạnh liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Đinh lăng là loài dược liệu quý đã được con người biết đến từ lâu. Theo y học cổ truyền, cây Đinh lăng là vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi...; rễ và lá Đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Ngoài các tác dụng trên, những tính chất khác của Đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Dưa lưới được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân.
Theo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030, tổng đàn lợn có mặt thường xuyên từ 29 - 30 triệu con, trong đó lợn nái từ 2,5 - 2,8 triệu con, đàn lợn được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 70%; sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2025 đạt từ 5,0 - 5,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 63 - 65%), đến năm 2030 đạt từ 6,0 - 6,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 59 - 61%). Như vậy, để đảm bảo nâng cao sản lượng thịt lợn xuất chuồng trong khi tổng đàn lợn nái không tăng thì việc nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn giống luôn là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước cũng như các nhà chăn nuôi. Các giống lợn năng suất cao được nhập về như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain... đã cải thiện năng suất giống lợn trong nước. Các giống lợn này đã góp phần to lớn trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên, các sản phẩm được nhập về có nhiều nhược điểm như giá thành cao, công tác vệ sinh phòng bệnh gặp nhiều khó khăn, việc thích nghi với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam còn hạn chế. Chính vì vậy, ngành chăn nuôi lợn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, kết quả chăn nuôi lợn của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh được so với các sản phẩm cùng loại ở thị trường khu vực và thế giới. Việc tạo được các dòng lợn nái ông bà, tổ hợp lợn nái bố mẹ và lợn đực cuối cùng có năng suất sinh sản, sinh trưởng cao để sản xuất lợn thương phẩm có khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc cao, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp và phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết.
Ở Việt Nam, phát triển cây ăn quả đang là hướng đi được đẩy mạnh ở nhiều vùng miền trong cả nước. Một số loại quả đã và đan là sản phẩm xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam như thanh long, cam, bưởi, xoài, chuối... Hiện nay, trong thâm canh cây ăn quả, chi phí phân bón chiếm hơn 40%, sau dịch COVID giá cả phân bón tăng cao trong khi tình hình xuất khẩu khó khăn làm hiệu quả sản xuất giảm. Tuy nhiên, quá trình điều tra các vùng trồng cây ăn quả chính (Cam, bưởi thanh long) cho thấy tình trạng canh tác không tuân thủ khuyến cáo vẫn còn phổ biến, người dân lạm dụng phân bón hóa học, không bón hoặc bón ít phân hữu cơ làm đất trồng suy thoái độ phì nhiêu dẫ đến khó tái canh khi vườn cây cỗi.
Ngô là một trong những cây lương thực được nông dân Tiền Giang trồng nhiều do rất thích hợp để đưa xuống chân ruộng thay cho độc canh cây lúa. Tuy nhiên, hiện phần lớn người trồng ngô chỉ thu hoạch trái mà chưa quan tâm nhiều đến tận dụng phụ phẩm từ cây ngô nên hiệu quả kinh tế chưa đạt được tối đa. Vì vậy, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Châu Thành và UBND xã Tân Lý Đông đã triển khai mô hình “Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ngô” và đã thu hoạch được hiệu quả kinh tế cao.
Nấm mối đen (Xerula radicata) thuộc họ Physalacriaceae có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cải thiện tim mạch, ổn định huyết áp, giải độc và tăng cường chức năng gan. Nhận thấy tầm quan trọng của thực phẩm này, anh Trần Anh Tuấn tại TP. Hồ Chí Minh cùng các cộng sự đã cải tiến triển khai trồng nấm trong container thay vì trong nhà nấm, mang lại lợi nhuận gần 40 triệu đồng.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi