Theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm ngành chăn nuôi thải ra khoảng hơn 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỉ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn, chất thải khí. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi tập trung hiện đều có các hầm yếm khí biogas xử lý, sau đó nước thải sau biogas gom vào vào bể điều hòa, tiếp theo được bơm vào bể thiếu khí để xử lý N và một phần P, rồi chuyển sang bể hiếu khí để xử lý COD và BOD, bể keo tụ, khử trùng và thải ra hồ điều hoà. Qua quy trình trên có thể thấy, toàn bộ quá trình xử lý đều bằng phương pháp sinh học nên tốc độ chậm (từ 5-7 ngày/ chu kỳ) do vậy khi tăng đàn vật nuôi hoặc chất thải rất lớn, nồng độ chất ô nhiễm đậm đặc… thì phương pháp xử lý như trên bị quá tải, dẫn đến các hệ luỵ về môi trường như hàm lượng hữu cơ cao, nồng độ amoni và photphat vượt chuẩn xả thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước mặt cũng như mỹ quan và sức khỏe cộng đồng.
Ngày đăng: 05/10/2024 / Lượt xem: 3
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi đang ngày một diễn biến phức tạp kéo theo các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường, điển hình gần đây là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã và đang gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với ngành chăn nuôi lợn trên thế giới. Lợn mắc bệnh xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào độc lực của virus và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Phần lớn lợn mắc bệnh đều ở thể cấp tính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao lên tới 95-100%. Sau khi xuất hiện, bệnh thường có biểu hiện lâm sàng dưới dạng cấp tính trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang mầm bệnh.
Ngày đăng: 05/10/2024 / Lượt xem: 4
Tại Việt Nam, bệnh thối gốc rễ do Phytophthora gây ra trên cây chanh leo được phát hiện ở Nghệ An (Nguyên et al., 2015), hiện là bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sản xuất cây chanh leo tại Việt Nam. Nhiều vườn chanh leo tại Nghệ An, Sơn La, Ninh Bình đã phải phá bỏ do nhiễm bệnh này. Phòng chống các loài Phytophthora trên cây chanh leo cũng như các cây trồng khác cực kỳ khó do chúng là tác nhân gây bệnh truyền qua đất và nước. Phòng chống Phytophthora trên cây chanh leo phải tuân thủ 4 nguyên tắc là (1) cây khỏe, (2) không để vườn úng nước, (3) sạch nguồn bệnh (đất/cây), và (4) phòng là chính. Sử dụng thuốc hóa học để phòng chống Phytophthora nhìn chung không hiệu quả. Chính vì vậy, xu thế trên thế giới và Việt Nam hiện nay là sử dụng các chế phẩm phòng chống sinh học, dựa trên các nấm và vi khuẩn đối kháng. Các chế phẩm sinh học cũng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, giảm nguồn bệnh trong đất và giảm thiểu các tác động tiêu cực do lạm dụng thuốc hóa học.
Ngày đăng: 05/10/2024 / Lượt xem: 4
So với các giống lúa gạo trắng thông thường, các giống lúa màu truyền thống có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giàu chất vi khoáng và vitamin hơn, nhưng không phù hợp với hệ canh tác lúa cải tiến hiện nay do chu kỳ sinh trưởng dài, năng suất thấp, cao cây nên dễ bị đổ ngã và khó cơ giới hóa. Do đó, việc cải tiến giống lúa màu trong khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ để phù hợp với kỹ thuật canh tác hiện đại và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng là rất cần thiết. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tiến hành chọn tạo giống lúa màu đặc sản và xây dựng mô hình sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ.
Ngày đăng: 08/10/2024 / Lượt xem: 3
Trong những năm gần đây, nấm gây bệnh chết héo Ceratocystis manginecans đang gây chết rừng keo với quy mô lớn ở Indonesia, Việt Nam và Malaysia với hàng ngàn héc ta rừng bị nhiễm bệnh. Do sự nguy hiểm gây ra bởi nấm C. manginecans nên đã có nhiều thí nghiệm nhiễm bệnh nhân tạo đã được thực hiện để thử nghiệm khả năng chống chịu bệnh với các quy mô khác nhau cho các loài keo ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Ngày đăng: 08/10/2024 / Lượt xem: 2
Cá bông lau là loài cá da trơn, sinh trưởng chủ yếu theo dòng sông Mekong ở khu vực Đông Nam Á. Cá có thể sinh sống ở môi trường nước lợ và cả nước ngọt nhờ vào tập tính di trú rất độc đáo. Sau một thời gian sinh trưởng ở vùng cửa sông, cá sẽ di chuyển ngược dòng lên thượng nguồn để sinh sản. Tại Việt Nam, cá bông lau là sản vật đặc biệt của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là loài cá mang lại giá trị kinh tế quan trọng ở khu vực sông Mê Kông nói chung và đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Tuy nhiên, nghề nuôi cá bông lau chưa thực sự phát triển, do nguồn giống chưa được sản xuất đại trà và chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Vì vậy, nguồn giống có tính mùa vụ và ổn định không cao. Ngoài ra, nguồn giống tỷ lệ hao hụt cao, do cá còn có tính hoang dã, khi đưa vào môi trường nuôi nhốt chưa quen với thức ăn nhân tạo và cá hay bị trầy xước trong quá trình đánh bắt cũng như vận chuyển.
Ngày đăng: 10/10/2024 / Lượt xem: 2
Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang vừa tổ chức nghiệm thu và đánh giá mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao ứng dụng cơ giới hóa tại xã Nghĩa Hòa (Lạng Giang).
Ngày đăng: 10/10/2024 / Lượt xem: 2
Xoài cát Hòa Lộc là một trong những giống cây ăn trái đặc sản nổi tiếng của miệt vườn tỉnh Tiền Giang. Xoài cát Hòa Lộc được trồng tại vùng đất này có hương vị thơm ngon rất đặc biệt mà không nơi nào có được và từ lâu đã khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích trồng xoài lên 3.660 ha, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành…Trong đó, riêng diện tích xoài cát Hòa Lộc chuyên canh đạt khoảng 260 ha, tập trung tại huyện Cái Bè, cho sản lượng mỗi năm gần 3.000 tấn.
Ngày đăng: 11/10/2024 / Lượt xem: 1
Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả chủ lực, một trong 9 loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngày nay, diện tích trồng thanh long ngày càng mở rộng, cùng với đó là nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ thanh long nhằm giúp bảo quản lâu hơn và nâng cao giá trị đầu ra của trái thanh long. Trong đó, thanh long sấy đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm ứng dụng.
Ngày đăng: 11/10/2024 / Lượt xem: 1
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số đàn gia cầm đến tháng 10 năm 2018 là 408.970.406 con. Trong đó, đàn gà chiếm tới 316.916.183 con. Việt Nam hiện đứng thứ 20 trên thế giới về sản xuất thịt gia cầm (Tổng cục thống kê, 2018).
Ngày đăng: 15/10/2024 / Lượt xem: 1
Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 5

Hôm nay: 205

Tháng này: 73244

Tổng lượt truy cập: 958181