Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình cho năng suất, giá trị là những giải pháp đã và đang được huyện Yên Khánh đẩy mạnh. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
Ngày đăng: 30/10/2024 / Lượt xem: 7
Từ ngày 18 đến 20 tháng 10 năm 2024, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân trong y tế” tại Hà Nội. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của khoảng 150 đại biểu, bao gồm đại diện các bộ ngành, tổ chức và cơ quan liên quan, cùng với các nhà khoa học đến từ Nga, Belarus, và Viện Liên hiệp Nghiên cứu hạt nhân Dubna (JINR).
Ngày đăng: 30/10/2024 / Lượt xem: 7
Trường Đại học Kiên Giang vừa tổ chức vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo KGU Startup lần V năm 2024” với sự tham gia của nhiều dự án sáng tạo và tiềm năng. Cuộc thi nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, giúp các bạn áp dụng kiến thức vào thực tế để giải quyết những vấn đề xã hội và kinh tế, đồng thời phát hiện và ươm tạo những ý tưởng có tính khả thi cao.
Ngày đăng: 30/10/2024 / Lượt xem: 9
Bưởi là loại cây ăn quả, được trồng phổ biến, đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Một trong những vấn đề gặp phải khi tiêu thụ bưởi là tỷ lệ phần ăn được (thịt quả) rất thấp. Đây là đặc điểm chung của các loại cây có múi do có lớp vỏ dày, dẫn đến lượng phụ phẩm chiếm hơn 50%. Hiện nay, trong quá trình sản xuất, một lượng lớn vỏ quả bị vứt bỏ hoặc ủ phân hữu cơ vi sinh. Điều này thực sự hết sức lãng phí vì vỏ của các loại quả có múi chứa một lượng lớn tinh dầu cũng như naringin. Chẳng hạn, hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 0,4-1% khối lượng vỏ bưởi. Tinh dầu trong vỏ của các loại quả có múi chứa một hỗn hợp các chất thơm dễ bay hơi và có giá trị kinh tế cao. Trong đó, hợp chất hữu D-limonene là thành phần chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao nhất, được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu, và dược phẩm để tạo hương thơm. D-limonene còn có tác dụng chống ô xy hóa, tăng cường sự thẩm thấu của các sản phẩm dưỡng da. Bên cạnh đó, Naringin được tìm thấy trong vỏ bưởi, chanh, hạt quýt, thuộc nhóm flavonoid, có khả năng chống oxy hoá, ngừa xơ cứng động mạch, gián tiếp chống cao huyết áp và tai biến mạch máu não.
Ngày đăng: 30/10/2024 / Lượt xem: 6
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, vấn đề phát thải khí nhà kính, đặc biệt là khí mê-tan, đã thu hút sự chú ý của các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam, với cam kết quốc tế, đã đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học vào nông nghiệp sạch nhằm giảm thiểu phát thải khí mê-tan và bảo vệ môi trường.
Ngày đăng: 31/10/2024 / Lượt xem: 28
Từ giữa năm 2018, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), đã có thông báo về loài sâu keo mùa thu có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ có tên tiếng anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học là Spodoptera frugiperda J.E. Smith, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea) đang lây lan nhanh, đã xâm nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày đăng: 31/10/2024 / Lượt xem: 21
Theo y học cổ truyền, Ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ trí não, trợ dương, ích tinh, và mạnh gân cốt, thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến sức khỏe tình dục, mệt mỏi ở người già và các vấn đề về giấc ngủ. Đặc biệt, Ba kích không có tác dụng kích dục và không gây độc. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã khám phá các công dụng mới của Ba kích như giảm stress và chống trầm cảm.
Ngày đăng: 31/10/2024 / Lượt xem: 23
Vùng núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu sản xuất nông nghiệp thông qua kinh tế hộ và trang trại, với hơn 90% sản phẩm nông nghiệp do hộ nông dân và trang trại cung cấp. Điều này đòi hỏi cần có các chính sách khuyến khích tích tụ đất đai, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng lực quản trị cho người nông dân. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu nông nghiệp và tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết để đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, sản xuất manh mún và liên kết lỏng lẻo giữa nông dân, trang trại và doanh nghiệp vẫn còn phổ biến, khiến đầu ra sản phẩm không ổn định.
Ngày đăng: 31/10/2024 / Lượt xem: 23
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã và đang đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ nhằm xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua các nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt là các nhiệm vụ thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia. Qua đó, góp phần thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt vào thực tiễn cuộc sống.
Ngày đăng: 24/10/2024 / Lượt xem: 20
Rau quả là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Khi đời sống kinh tế xã hội ngày càng tăng, nhu cầu về rau quả cũng ngày càng tăng cả về lượng lẫn về chất. Tuy nhiên một thực trạng đáng lo ngại cho nền sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng ở nước ta hiện nay là việc lạm dụng quá mức hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm rau quả, gây tâm lý bất an và ảnh hưởng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc phát triển sản xuất rau quả an toàn bền vững với việc tăng cường sử dụng nguyên liệu và phân bón hữu cơ trong canh tác nhằm bảo đảm an toàn sinh học và bảo vệ môi trường mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng nông sản đang là yêu cầu của tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý chất hữu cơ và phân bón hữu cơ được đẩy mạnh để thay thế dần phân bón và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học đã được hầu hết các nước quan tâm và khuyến khích vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội như: không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, giúp cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng…).
Ngày đăng: 01/01/1970 / Lượt xem: 8