Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các acid amin không thay thế, các loại vitamin A, B, C, D, E, … có thể xem nấm ăn như một loại “rau sạch”. Trên thế giới có khoảng hơn 2000 loại nấm ăn và nấm dược liệu được con người nuôi trồng, trong đó có khoảng 80 loài được UNESCO công nhận như: nấm Mỡ, nấm Rơm, nấm Sò, nấm Hương, nấm Kim châm, nấm Ngọc châm, nấm Linh chi, nấm Vân chi, nấm Đầu khỉ…Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu đang phát triển với tốc độ nhanh, xu thế ngày càng phát triển về quy mô, phương thức, nguyên liệu sản xuất. Nấm được trồng trên 100 quốc gia trên thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á, chiếm 69,9% tổng sản lượng nấm thế giới. Cũng giống như các cây trồng nông nghiệp, việc sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu thương mại bị cản trở bởi nhiều loại sinh vật và vi sinh vật ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất. Trong các tác nhân sinh vật thì nấm đối kháng, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, côn trùng và nhện gây hại trực tiếp hay gián tiếp. Rất nhiều loại nấm hại phát triển trong nguyên liệu và bịch cơ chất trong quá trình trồng nấm. Chúng có thể hoạt động như cạnh tranh dinh dưỡng (nấm mốc) và tấn công trực tiếp vào quả thể nấm ăn.
Ngày đăng: 17/08/2024 / Lượt xem: 12
Nhằm sử dụng bã lạc sau khi ép lấy dầu làm nguyên liệu để phát triển sản phẩm xì dầu lên men (nước tương lên men), PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Cẩm, giảng viên cao cấp Trường ÐH Quy Nhơn cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác theo hướng hữu cơ và chế biến sâu một số sản phẩm đối với cây lạc ở tỉnh Bình Định”. Ðây là một dòng sản phẩm mới, sáng tạo, có giá trị kinh tế cao.
Ngày đăng: 24/08/2024 / Lượt xem: 18
Nấm ăn và nấm dược liệu đang ngày càng trở nên quan trọng trong tiêu dùng của xã hội nói chung và đối với phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Nấm là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu cao, nuôi trồng nấm lại tận dụng được các loại phế phẩm nông - lâm - công nghiệp, do đó nấm ăn và nấm dược liệu không chỉ là sự lựa chọn phù hợp của người nông dân nhằm nâng cao thu nhập và còn góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do phát thải nông nghiệp.
Ngày đăng: 24/08/2024 / Lượt xem: 15
Tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng đa dạng hóa và hợp lý, xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là phải bền vững, an toàn và đảm bảo an ninh lương thực, nghĩa là phải nâng cao hiệu quả đối với cây trồng, hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm làm phương hại đến môi trường sống của chúng ta. Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã xem việc ứng dụng công nghệ vi sinh là cốt lõi để giải quyết vấn đền này; hàng loạt thành tựu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vi sinh ra đời; đặc biệt là việc phân lập, sử dụng các loại chế phẩm vi sinh, nấm có ích giúp phân giải, tổng hợp các chất vô cơ… thành hữu cơ phức hợp nhằm tăng khả năng hấp thụ và tăng nhanh năng suất, chất lượng cây trồng, cải tạo đất, tạo sinh chất giữ ẩm cho đất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và giúp nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Ngày đăng: 27/08/2024 / Lượt xem: 14
TS Đào Minh Sô, Trưởng bộ môn chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã cùng các cộng sự lai tạo thành công ba giống lúa màu đỏ (SR20), tím (SR21), đen (SR22), trong đó giống đỏ (SR20) năng suất cao nhất 8 tấn mỗi hecta, tương đương lúa thường. Hiện giống SR20 và SR21 được đăng ký bảo hộ giống, lưu hành trong nước. Đây là thành quả của gần 10 năm nghiên cứu, chọn lọc, thử nghiệm cả trăm phép lai của khoảng 8 - 10 thế hệ để cuối cùng chọn ra được các giống lúa màu đạt các tiêu chí về độ thuần, năng suất, khả năng chống chịu bệnh, thành phần dinh dưỡng...
Ngày đăng: 27/08/2024 / Lượt xem: 12
Nấm mối đen (lớp ngoài đen, thịt trắng) được biết đến như một món ăn thượng hạng và có giá trị dinh dưỡng tương đương với thịt gà, có thể chế biến nhiều món ăn có tác dụng bồi bổ, trị một số bệnh như suy nhược, mệt mỏi, hỗ trợ hệ tim mạch,… Nấm mối đen đang được nhiều địa phương nuôi trồng bởi hiệu quả kinh tế cao mà nó mang lại. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, vùng nguyên liệu sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp (mùn cưa cao su, rơm rạ, thân cây gỗ,…),… Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có rất ít các hộ nuôi nấm mối đen do chi phí đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi phải tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi trồng.
Ngày đăng: 30/08/2024 / Lượt xem: 19
Dầu cám gạo đang trở thành thực phẩm được ưa chuộng do chứa nhiều các axit béo thiết yếu, đặc biệt có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Đặc biệt, gama-oryzanol, chỉ có trong dầu gạo, là chất có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như chống oxy hóa và làm giảm lipid máu. Các giống lúa japonica có tỷ lệ khối lượng phôi/khối lượng hạt và độ dày vỏ lụa (lớp bên trong, bám sát hạt gạo) cũng lớn hơn các giống lúa indica, do vậy, hàm lượng dầu tính trên lượng gạo xay thường cao hơn. Để nâng cao tỷ lệ cám và hàm lượng dầu, các nhà khoa học đã chọn tạo ra các giống lúa có kích thước phôi lớn hoặc có vỏ lụa dày. Bằng phương pháp gây đột biến, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển được một số dòng giống lúa có kích thước phôi vượt trội, lớn gấp 2 đến 3 lần so với giống lúa bình thường.
Ngày đăng: 18/07/2024 / Lượt xem: 17
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Đề tài hướng đến thực hiện mục tiêu tiếp nhận và làm chủ công nghệ, xây dựng thành công các mô hình nhân giống và sản xuất thương phẩm các giống Cam V2, CT36, BH chất lượng cao tại vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa.
Ngày đăng: 18/07/2024 / Lượt xem: 11
Mướp hương được trồng phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, Tây Nam Bộ là vùng có khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của mướp hương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một số vùng chuyên canh rau màu ở vùng Đông, Tây Nam Bộ. Hiện nay, các giống mướp địa phương được người dân thu hái, cất giữ theo kinh nghiệm, thường bị thoái hóa và lẫn tạp dẫn đến năng suất và giá trị thương phẩm thấp. Vì vậy, đa phần người dân sử dụng hạt giống F1, chủ yếu được nhập khẩu. Các giống lai F1 nhập khẩu tuy có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các giống truyền thống về năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, nhưng giá thành cũng cao hơn các giống F1 trong nước.
Ngày đăng: 23/07/2024 / Lượt xem: 12
Trong nhiều năm qua, cây Hồi được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn và một số huyện của tỉnh Cao Bằng, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào thiểu số miền núi tại khu vực trồng hồi và nguồn ngân sách địa phương.
Ngày đăng: 31/07/2024 / Lượt xem: 12