Ninh Thuận thuộc khu vực Nam Trung bộ, có điều kiện khí hậu đặc thù nhất cả nước với độ ẩm và lượng mưa thấp, số giờ nắng trong ngày cao. Diện tích trồng táo ở nơi đây cũng lớn nhất trong số các địa phương trên cả nước - khoảng hơn 1 ngàn ha, tập trung tại các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Các giống gà bản địa Việt Nam có chất lượng thịt và trứng thơm ngon, tự kiếm ăn tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả của các vùng sinh thái khác nhau. Theo số liệu thống kê, hiện nay gà Lông Xước thuần chủng phân bố tại các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang còn rất ít hoặc đã bị lai tạp với các giống gà khác nên có nguy cơ dần mất đi nguồn gen quý của giống gà bản địa này. Mặc dù, gà Lông Xước có trọng lượng cơ thể không lớn do chưa có sự quan tâm đầu tư các biện pháp trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phương thức chăn nuôi vẫn còn lạc hậu; khả năng cho thịt không cao nhưng chất lượng thịt, trứng thơm ngon, dễ nuôi trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để chăn nuôi gà Lông Xước như: cám gạo, thóc, ngô, đậu tương....
Passiflora mottle virus (PaMoV) là potyvirus mới, gây hiện tượng quả hóa gỗ trên chanh leo dẫn tới năng suất cũng như giá trị sử dụng giảm nghiêm trọng. Đối với các bệnh virus, một trong các chiến lược quan trọng phòng trừ bệnh là phòng chống vector. Tuy nhiên, chiến lược này không hiệu quả đối với các virus truyền theo kiểu không bền vững như potyvirus (tất cả các potyvirus đều truyền qua rệp muội theo kiểu không bền vững). Vì thế, sử dụng giống sạch bệnh và loại bỏ cây bệnh có thể xem là biện pháp quan trọng nhất hiện nay đối với chanh leo tại Việt Nam. Để đáp ứng được yêu cầu này, hiển nhiên, chẩn đoán nhanh và chính xác virus là cần thiết. Do đó, việc tạo ra các kít chẩn đoán ELISA/que thử nhanh giúp chẩn đoán sớm, nhanh, chính xác PaMV (và các potyvirus khác) là nhu cầu cấp thiết nhằm sản xuất chanh leo bền vững tại Việt Nam.
Việt Nam tham gia thị trường gạo toàn cầu từ năm 1989 và hiện nằm trong nhóm 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lúa gạo không cao do những bất cập sau: i) Chưa có giống lúa chất lượng ở quy mô lớn và môi trường sản xuất bền vững; ii) Thiếu liên kết chặt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; iii) Thiếu thông tin và dự báo thị trường; iv) Thiếu tên thương hiệu hấp dẫn để quảng bá trong và ngoài nước...
Lúa Japonica là loại hình cây thấp đến trung bình, lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dầy, ít rụng hạt, chống đổ tốt, có khả năng chống chịu nhiều sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Hơn thế, lúa Japonica cho năng suất cao, còn có khả năng chịu lạnh, thích hợp trồng ở các vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và có thể trồng ở những nơi có độ cao trên 1000m.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc cải thiện các giống cây trồng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đậu xanh, một trong những cây trồng có vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, đang được quan tâm đặc biệt. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã chọn tạo hai giống đậu xanh mới có khả năng kháng bệnh khảm vàng và cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện trồng trọt ở khu vực phía Nam.
Trong vài năm qua, các hệ thống ấp trứng nhân tạo của một số nước trên thế giới đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ, kinh tế và xã hội. Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép chuyển đổi từ việc ấp thủ công sang máy ấp trứng được ứng dụng tại các trại sản xuất giống lớn, ấp số lượng trứng lớn giảm nhân công, tăng sản lượng gia cầm.
Ngày 24/10/2024, tại xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hiệp Hòa và Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Chính Đạt tổ chức hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng gắn với sơ chế, chế biến, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hội nghị không chỉ tập trung vào hiệu quả sản xuất mà còn đánh giá về ứng dụng công nghệ mạ khay và máy cấy trong quá trình trồng lúa.
Chè là một loại nước uống phổ biến trên thế giới, uống chè không những là một nét văn hóa lâu đời mà nhiều công trình khoa học còn chứng minh chè có tác dụng trong việc phòng và chữa nhiều loại bệnh khác nhau nhờ sự có mặt của những hợp chất có hoạt tính sinh học cao với hàm lượng khá lớn trong chè.
Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Qua đó, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi