Thực phẩm (hay còn gọi là thức ăn) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hàng ngày giúp con người có sức khỏe tốt và duy trì một cơ thể khoẻ mạnh. Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn hay còn gọi là thực phẩm không an toàn về mặt vệ sinh đã và đang lưu hành tràn lan, thiếu kiểm soát trên thị trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng.
Na thái là giống cây ăn quả có nguồn gốc từ Thái Lan, còn có tên là Na Hoàng hậu, Mãng Cầu Na Thái… là loại cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình khoảng 3,5m có thể cao đến 5m, so với na thường thì na Thái cho quả to hơn và phần thịt nhiều cùng số lượng hạt trong quả cũng ít hơn na thường, na Thái có nhiều ưu điểm nổi trội như cây sinh trưởng khỏe mạnh, có khả năng chịu sâu bệnh tốt, chịu úng, chịu hạn cao, chịu rét khá tốt và có khả năng kháng bệnh tốt, quả to (khoảng 0,5 - 1kg) có vị ngọt thanh, ít hạt, thịt quả dai, ít bị nứt bể, dễ chăm sóc. Cây trồng sau 3 năm là bắt đầu thu hoạch, mỗi cây có thể cho thu hoạch từ 30 - 60kg quả, là loại cây cho năng suất cao và đều qua các năm, nếu giống na thường một vụ đầu cho từ 20kg/cây thì na Thái đã cho đến 26kg/cây, những năm sau đó năng suất tăng lên đáng kể.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam và vẫn luôn được xác định là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác. Do đó, để tăng giá trị, nâng tầm chất lượng cho nông sản Việt Nam, cải thiện đời sống của người nông dân, phát triển nông thôn bền vững thì hiện đại hóa nông nghiệp là nhu cầu cấp thiết. Trong đó, các giải pháp chuyển đổi số đóng góp một phần công sức không nhỏ trong công cuộc hiện đại hóa Nông nghiệp.
Thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động có liên quan trực tiếp đến giao dịch hàng hóa nông sản tại một khu vực địa lý nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, gồm 3 hình thức: Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường người bán buôn và trung gian, thị trường người tiêu dùng.
Chuối là cây ăn quả quen thuộc, hữu ích gắn bó với người dân nông thôn. Chuối rất đa dạng về chủng loại: Chuối sứ, chuối ngự, chuối tiêu, chuối hột, chuối lá, chuối rừng,… Cây chuối đem rất nhiều công dụng cho con người từ lá chuối để gói bánh, hoa chuối để làm nộm, quả chuối là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,…
Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc có nguồn dược liệu tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại, có đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loại cây thuốc quý. Phát triển dược liệu trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của tỉnh. Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Giang đã ra Nghị Quyết số 17-NQ/TU ngày 10/10/2021 về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết đã xác định mục tiêu chung: Tập trung nguồn lực, nhân lực, khoa học công nghệ vào phát triển 5 cây và 3 con trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị trong đó có phát triển chuỗi sản phẩm từ cây dược liệu tại 11 huyện, thành phố.
Trong xu thế tái thiết sau đại dịch Covid-19, Việt Nam xác định lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm đòn bẩy đưa nền kinh tế bứt phá. Những điểm nhấn sau đây của nền Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ là những căn cứ quan trọng, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế nước ta trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm: Ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Trong những năm qua, công nghệ sinh học của nước ta phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo bước đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường. Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành, nhiều doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất, thương mại hóa sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện tại,… do nhận thức về công nghệ sinh học chưa đầy đủ, cơ chế chính sách chưa phù hợp; đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Cây ngô là cây lương thực chính của người dân trong chăn nuôi gia súc. Sau khi thu hoạch bắp ngô, phế phụ phẩm như thân, lá ngô, vỏ, lõi ngô tươi được sử dụng cho gia súc ăn trực tiếp. Tuy nhiên, phế phẩm này sau thu hoạch lại rất dồi dào nên được dùng để chế biến làm thức ăn cho gia súc - là cách giúp nông dân tiết kiệm chi phí, đồng thời là nguồn dự trữ thức ăn chăn nuôi vào mùa khô lạnh. Chính vì vậy chế biến phế phụ phẩm từ cây ngô làm thức ăn cho gia súc là điều cần thiết cho người dân chăn nuôi. Sau đây là một số cách chế biến giúp đa dạng nguồn thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm cây ngô:
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi