Lươn là loài thủy sản được thị trường ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao và thịt thơm ngon, giàu protein, các loại vitamin và khoáng chất. Lươn sống phổ biến trong các ao, hồ, sông, ruộng lúa, nơi có mùn bã hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn. Tuy nhiên, lươn ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt, do khai thác bừa bãi khiến nguồn lươn tự nhiên bị giảm nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lươn thương phẩm hiện nay, phong trào nuôi lươn phát triển mạnh ở nhiều địa phương với rất nhiều hình thức nuôi khác nhau, phổ biến nhất vẫn là kiểu nuôi truyền thống trong bùn đất có rễ cây tạp hay thực vật thủy sinh che mát cho lươn. Tuy nuôi lươn theo cách thức truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế như khó quản lý số lượng, tốc độ tăng trưởng, tình hình bắt mồi, dịch bệnh… do lươn chui rúc trong bùn.
Mèo Vạc là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, thuộc quần thể Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Có địa hình đa dạng với nhiều loại hình như núi đá cao, đồi núi đất, địa hình bị chia cắt, đất đai rộng và nguồn thức ăn phong phú,… trong đó diện tích núi, đồi, rừng chiếm khá nhiều tại hầu hết các xã trong huyện, đây là những điều kiện thuận lợi, phù hợp để đàn dê sinh trưởng và phát triển. Phát huy những lợi thế đó, nuôi dê đã trở thành thế mạnh, truyền thống của nhiều Hộ chăn nuôi trong huyện, đã và đang có những bước phát triển, đặc biệt là về quy mô, chất lượng và số lượng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Cùng với các đơn vị trong ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN), năm 2023, Sở KH&CN tỉnh Hà Giang đã xác định chuyển đổi số (CĐS) vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa KH&CN trong giai đoạn mới. Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng, ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), các giải pháp kỹ thuật cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức (CC, VC) trong toàn ngành.
Cây lựu có tên khoa học là Puni-cagranatum L. Chúng có nguồn gốc từ Châu Á. Lựu ở nước ta hiện nay có 3 nhóm chính là: Lựu đỏ (cho hoa và quả màu đỏ hồng), lựu trắng (hoa trắng quả màu trắng hồng) và loại thứ 3 là lựu cho ra khá nhiều hoa nhưng không có quả là lựu bông.
Vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang là khu vực có lợi thế phát triển của nhiều cây trồng đặc hữu. Với điều kiện khí hậu đặc thù có đặc điểm tự nhiên thuận lợi về các yếu tố khí tượng, đặc biệt là độ lạnh (CU) biến động trong khoảng 300 - 450 CU (tương ứng độ cao địa hình 900 - 1.500m). Đặc điểm đất đai, địa hình khá phù hợp cho cây ăn quả ôn đới nói chung, nhóm cây lê, đào, mận, hồng nói riêng phát triển. Điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp đầu tư phát triển cây ăn quả ôn đới, nơi đây có những giống cây ăn quả ôn đới đặc sản. Để khai thác tiềm năng vùng về lợi thế phát triển cây ăn quả ôn đới, UBND tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 2874/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 phê duyệt triển khai đề tài "Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển các giống cây ăn quả ôn đới lê, đào, mận, hồng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang", do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây ôn đới là đơn vị chủ trì thực hiện đề tài.
Xã Trung Thịnh, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là một xã vùng cao, cách trung tâm huyện 24km. Với tổng diện tích tự nhiên là 29,95km2, 6.520 nhân khẩu, là xã có địa hình giao thông đi lại khó khăn, phức tạp, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt. Nền kinh tế phát triển chậm, sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp nên đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (61,54%).
Chế phẩm vi sinh là sản phẩm phân bón thu được từ quá trình lên men của vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau từ phế thải nông nghiệp, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến,… Các chế phẩm vi sinh là các tổ chức sống nhỏ như vi khuẩn, nấm, vi rút và vi trùng có khả năng làm việc có lợi cho môi trường. Chúng có thể phân giải chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng trong đất, tạo ra các chất phân giải dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Điều này giúp cải thiện chất lượng đất và tăng cường năng suất cây trồng mà không cần sử dụng nhiều phân bón hóa học, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất trong cả nước, trong đó diện tích chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm đạt khoảng trên 7.000 ha. Cây chè Shan tuyết được phân bố tại 11/11 huyện, thành phố. Trong đó, số người và số hộ trồng chè Shan tuyết cổ thụ chủ yếu tập trung tại 05 huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh gồm: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang và sẽ đạt đến điểm bùng phát của biến đổi khí hậu đòi hỏi con người chuyển đổi nhanh chóng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và hướng tới các giải pháp thay thế bền vững và khử các bon. Công nghệ tiên tiến hỗ trợ thúc đẩy tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo (vRE), hướng tới chuyển dịch năng lượng sạch đang trở thành xu hướng tất yếu đòi hỏi phải số hóa trong khai thác, quản lý vận hành. hướng tới chuyển dịch năng lượng sạch đang trở thành xu hướng tất yếu đòi hỏi phải số hóa trong khai thác, quản lý vận hành.
Thảo quả có tên khoa học là Amomum Aromaticum Roxb, thuộc họ gừng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, Thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia vị và được đánh giá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cây Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng có khí hậu mát mẻ như như vùng Tây Bắc.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi