Nguồn nhân lực (NNL) là nhân tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các quốc gia. Vấn đề phát triển NNL phục vụ phát triển KT-XH được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia rất quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu.
Ngày 30/12/2023, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Quyết định số 1742/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ưu tiên "Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ngành chăn nuôi đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án).
Nhãn hiệu tập thể (NHTT) là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (theo Luật Sở hữu trí tuệ).
Năm 2023 công tác cải cách hành chính (CCHC) của Sở Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là Sở) đã được triển khai thực hiện đồng bộ trên tất cả các nội dung: Cải cách về thể chế; thủ tục hành chính (TTHC); tổ chức bộ máy; chế độ công vụ; tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số; .... Sở đã chỉ đạo cho các phòng và đơn vị trực thuộc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý; Bộ TTHC của Sở đã được công khai minh bạch và được thường xuyên rà soát theo quy định.
Trong ngành xây dựng các công trình dân dụng, xi măng là vật liệu chính để xây cầu đường, nhà cao tầng, các con kênh, ... Xi măng là 1 thành phần cơ bản của bê tông, xi măng sẽ phản ứng thủy hóa với nước tạo thành keo giúp kết dính các cốt liệu như cát với đá lại thành một khối bê tông, từ đó xây dựng thành các công trình vững chắc.
Bò vùng cao (bò H’mông) là bò nuôi phổ biến của đồng bào người mông, bò có nhiều đặc điểm riêng biệt, là giống bò được người H’mông thuần dưỡng lâu đời, chịu được thời tiết khắc nghiệt, chịu kham khổ, khả năng sản xuất cao, thể trạng khỏe, giỏi cày kéo, chất lượng thịt ngon, sản lượng thịt cao, tầm vóc khá lớn, thích nghi tốt, mắn đẻ.
Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh Hà Giang đã được quan tâm và từng bước đạt những kết quả đáng khích lệ. Các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung vào các vấn đề then chốt, cấp thiết của tỉnh, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn nơi địa đầu của tổ quốc.
Chuối là loại trái cây lâu đời, được trồng phổ biến tại các vùng miền ở Việt Nam, phổ biến ở các vùng sinh thái bởi giá trị dinh dưỡng cao, thời gian thu hoạch ngắn. Với diện tích khoảng 126.100ha, sản lượng 189.100 triệu tấn, chiếm khoảng 19% tổng diện tích cây ăn quả ở nước ta.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống của con người... Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trước nhu cầu về cung cấp nguồn thực phẩm ngày càng cao, đòi hỏi con người phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đẩy nhanh quá trình sản xuất trong phát triển nông nghiệp. Điển hình là sử dụng phân bón hoá học (phân vô cơ) quá dư thừa, do khi dùng phân bón này có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao, cây dễ hấp thu và hiệu quả nhanh,… Tuy nhiên, việc sử dụng với số lượng quá nhiều (lạm dụng) sẽ dẫn đến việc dư thừa nitrat gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, ảnh hưởng đến sinh vật cũng như con người. Trong khi đó, phân hữu cơ là loại phân có nguồn gốc tự nhiên, có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho cây trồng, giúp cây trồng hấp thụ trong thời gian dài một cách bền vững, đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và an toàn đối với sức khỏe con người.
Nấm rơm hay nấm mũ rơm, nấm rạ... là một loài nấm trong họ nấm lớn hay nấm thể quả (thường để chỉ những loại nấm thuộc ngành Basidiomycota và Agaricomycetes, được biết đến với hai dạng là nấm ăn được và nấm độc) sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm rơm có thể mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, nơi có khí hậu nóng ẩm. Là loại nấm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều đạm (hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo, bột đường, chất xơ, các yếu tố vi lượng Ca, Fe, P, các vitamin A, B1, B2, PP, E, C, D (vitamin D chỉ có khi trồng ngoài tự nhiên có ánh nắng) và chứa bảy loại a-xít amin nên là nguồn sử dụng để làm thức ăn, chế biến thành thực phẩm chức năng.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi