Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang năng lượng sạch trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia. Apple, một trong những gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới, đã dẫn đầu phong trào này khi gây áp lực lên hơn 200 nhà cung cấp để cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất, tương đương với gần 3000 gigawatt năng lượng tái tạo.
Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý nhà nước, tiên phong trong công tác xây dựng nền hành chính công tiên tiến, hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn, qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là tỉnh Thừa Thiên Huế cần nắm rõ các công nghệ then chốt trong xây dựng nền tảng SDI, đặc biệt là ứng dụng công nghệ 3D-GIS để đáp ứng yêu cầu phục vụ quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các văn bản liên quan, cụ thể: Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”; Kế hoạch số 169 /KH-UBND ngày 10/9/2018 về Triển khai đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2025”; Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 15/12/2018 về việc Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019... Các hoạt động này của tỉnh cũng nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng SDI địa lý tại Quyết định số 950/QĐ-TTg là “Xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, xây dựng hệ thống SDI đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai, xây dựng trên nền tảng GIS và các cơ sở dữ liệu khác”.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong hai ngày 22 và 23-10/2024, Viện Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu Trường Đại học Đông Á (IAD) phối hợp cùng Liên minh châu Âu vì Sự đổi mới (EAI) tổ chức 2 hội thảo quốc tế về cuộc sống thông minh EAI 2024: kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, học giả, và sinh viên trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học dữ liệu.
Với mục tiêu đưa Hà Nội trở thành trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã đặt nền móng cho những chính sách đột phá. Hà Nội không chỉ hướng tới phát triển bền vững mà còn khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ. Sự ra đời của Luật này là bước tiến quan trọng trong việc tận dụng tiềm năng đổi mới sáng tạo của Thủ đô, thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Hội thảo Khoa học về "ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc" tại Đại học Công nghệ TP.HCM đã đem đến những cái nhìn sâu sắc về cách mà công nghệ hiện đại đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tính minh bạch và an toàn của chuỗi cung ứng thực phẩm.
Ngày 24/10/2024 tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN - Ðông Á và trường Đại học Đông Á đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Thách thức của Việt Nam: Hướng tới quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045”. Sự kiện quy tụ gần 200 chuyên gia, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản và các nước trong khu vực, cùng sự tham gia của lãnh đạo UBND Thành phố Đà Nẵng, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản và đại diện nhiều cơ quan quản lý.
Ngày 24/10/2024, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong công tác phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ”. Mục tiêu của hội thảo là tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao vai trò của các chuyên gia và trí thức trong việc truyền bá kiến thức KH&CN, đồng thời đánh giá những thành tựu đã đạt được và phân tích các thách thức hiện tại trong quá trình phổ biến kiến thức đến cộng đồng và xã hội.
Ngày 24/10/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh - Hướng tới mục tiêu Net Zero”. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia và đại biểu tham gia nhằm thảo luận về các giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Sáng 25/10/2024, tại Công viên phần mềm Quang Trung, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Ngày Đổi mới sáng tạo mở với chủ đề "TechTraverse 2024 - Thu hẹp khoảng cách công nghệ, Nâng cao chuỗi giá trị".
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi