Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Viện) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh, Viện đã thực hiện nhiệm vụ “Tuyển chọn, công nhận được các cây trội có nguồn gốc từ rừng Quế ở các địa phương của tỉnh Quảng Ninh làm nguồn vật liệu phục vụ nhân giống”. Đây là tiền đề để phát triển tiếp các nghiên cứu về sản phẩm Quế tại địa phương, đóng góp ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh nghiên cứu, là cơ sở bảo tồn và phát triển nguồn gen giống cây Quế bản địa tại tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 29/8/2024, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Bùi Thế Duy - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế các hộ sản xuất than truyền thống tại xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Cây Bách bộ còn được gọi với nhiều tên khác như là đẹt ác, dây ba mươi, bà phụ thảo, thường mọc ở các khu vực đất có nhiều mùn, độ ẩm cao, ưa bóng mát. Cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, vùng Nam bộ và Tây Nguyên. Theo Đông y, Bách bộ có tính ấm, thường được sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, sát trùng và chữa ho. Rễ củ cây Bách bộ có chứa nhiều alcaloid, bao gồm các thành phần chính như isotuberostemonin, stemonin, stemin, tuberostemonin, protid 9,0%, lipid 0,83%, glucid 2,3% và các acid hữu cơ như citric, malic, formic và suecunic… Trong đó, các nghiên cứu đã chứng minh tuberostemonin là thành phần chính đem lại tác dụng chống ho của Bách bộ.
Nấm mối đen (lớp ngoài đen, thịt trắng) được biết đến như một món ăn thượng hạng và có giá trị dinh dưỡng tương đương với thịt gà, có thể chế biến nhiều món ăn có tác dụng bồi bổ, trị một số bệnh như suy nhược, mệt mỏi, hỗ trợ hệ tim mạch,… Nấm mối đen đang được nhiều địa phương nuôi trồng bởi hiệu quả kinh tế cao mà nó mang lại. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, vùng nguyên liệu sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp (mùn cưa cao su, rơm rạ, thân cây gỗ,…),… Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có rất ít các hộ nuôi nấm mối đen do chi phí đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi phải tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi trồng.
Ngày 29/8/2024, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Bùi Thế Duy - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Chủ tịch Hội đồng Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế các hộ sản xuất than truyền thống tại xã Xuân Hoà, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Thực hiện mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ, sản xuất và ứng dụng có hiệu quả chế phẩm vi sinh vật phân hủy phốt pho hữu cơ (OP) trong đất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhóm lân hữu cơ và tăng năng suất cây trồng, TS. Trần Thị Như Hằng và nhóm nghiên cứu tại Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên đã thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng OP góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng năng suất cây trồng”.
Thông caribê là loài sinh trưởng nhanh, có thân cây thẳng đẹp, cành nhánh nhỏ hơn Thông ba lá (P. kesiya), Thông đuôi ngựa (P. massoniana) và Thông nhựa (P. merkusii), là một trong số loài thông có triển vọng nhất cho trồng rừng thông ở Việt Nam (Lê Đình Khả và cs, 2002). Thông caribê được trồng đầu tiên tại Đà Lạt vào năm 1963, các nghiên cứu đã đánh giá trên hầu hết các khu vực có tiềm năng trồng thông ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên mới chỉ đánh giá ở mức độ khảo nghiệm loài, xuất xứ; vì vậy cần có một chương trình nghiên cứu cải thiện giống bài bản cho loài cây này (Lê Đình Khả và cs, 2003).
Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng luôn đi đôi với nhau, ứng với cặp phạm trù "nguyên nhân - kết quả". Nếu doanh nghiệp có các yếu tố năng suất, chất lượng tốt thì sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và nếu không thì ngược lại. Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, không gian, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của thị trường…
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi