Ngày đăng: 23/08/2024 / Lượt xem: 8
Xem với cỡ chữ

Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam

Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng luôn đi đôi với nhau, ứng với cặp phạm trù "nguyên nhân - kết quả". Nếu doanh nghiệp có các yếu tố năng suất, chất lượng tốt thì sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và nếu không thì ngược lại. Năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, không gian, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của thị trường…


Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) có vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp và của ngành xây dựng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm vừa qua, phát triển VLXD đã được thực hiện theo quy hoạch cả về chủng loại, số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở. Sản xuất VLXD đồng thời cũng là giải pháp hiệu quả để xử lý khối lượng lớn chất thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và rác thải sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, mặc dù ngành VLXD đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất VLXD của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập phải được nghiên cứu khắc phục như: Việc đầu tư phát triển sản xuất đối với một số chủng loại VLXD còn chưa hợp lý, quy mô còn nhỏ và phân tán, hiệu quả đầu tư chưa cao; việc nghiên cứu phục hồi môi trường sau khai thác các khoáng sản làm VLXD chưa được chú trọng; công nghệ sản xuất VLXD ở một số lĩnh vực còn lạc hậu so với trình độ hiện nay ở khu vực và thế giới, đòi hỏi phải được thay thế, đổi mới; nhân lực kỹ thuật được đào tạo bài bản trong lĩnh vực sản xuất VLXD còn mỏng chưa tương xứng với yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành…

Trong thời gian tới, phát triển VLXD của nước ta cần phải đảm bảo tuân thủ các định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia, chủ động hội nhập quốc tế, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn sắp tới.

Chính vì những lý do nêu trên, PGS.TS. Lê Trung Thành cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện “Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” với mục tiêu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tập trung vào 2 nhóm ngành xi măng và kính xây dựng ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi các hoạt động kinh tế - xã hội, mở ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nền kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng, thực hiện các chính sách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của các công nghệ mới, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tiềm năng đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế như: cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất; các mô hình kinh doanh có chi phí cận biên rất nhỏ, tạo hiệu ứng mạng lưới; cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới;...

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng thể hiện nhiều thách thức đối với nền kinh tế. Cụ thể như: (i) có thể thay đổi cơ cấu việc làm, gây tình trạng thất nghiệp trong nhóm lao động kỹ năng thấp, từ đó dẫn tới áp lực về bất bình đẳng xã hội; (ii) tạo rủi ro lớn hơn về an toàn, an ninh thông tin do các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện nhiều hơn trên môi trường số; (iii) thách thức phát triển kinh tế và công nghệ đối với các nước đi sau vì các mô hình kinh doanh mới có thể tạo ra sức cạnh tranh vượt trội và có thể dẫn đến độc quyền trong sản xuất, kinh doanh; (iv) thách thức trong xây dựng thể chế và pháp luật do sự xuất hiện các mối quan hệ kinh tế - xã hội mới trên nền tảng số, như: các loại tài sản mới, các mô hình kinh doanh mới, hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Sự không tương thích giữa thể chế, pháp luật và thực tiễn kinh tế có thể tạo ra xung đột hoặc cản trở phát triển; và (v) rủi ro tụt hậu xa hơn đối với các nước chậm thay đổi, không kịp thời tranh thủ các lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp này.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20016/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn tin: https://www.vista.gov.vn/

Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 8

Hôm nay: 313

Tháng này: 112095

Tổng lượt truy cập: 435275