Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung nói chung và gạch bê tông nói riêng đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu giá rẻ và có sẵn tại địa phương. Theo xu hướng đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ máy công nghiệp thuộc Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chế tạo máy ép gạch không nung cho năng suất 100.000 viên/ca, có giá thành thấp hơn 20 - 40% máy nhập ngoại tương đương.
Các nhà nghiên cứu của Úc chuẩn bị thực hiện thử nghiệm lâm sàng đầu tiên sử dụng phương pháp cấy ghép phân để điều trị cho những bệnh nhân ung thư máu đã phát triển các biến chứng nghiêm trọng sau khi cấy ghép tủy xương.
Nhóm tác giả ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM đã cải tiến quy trình nuôi lươn thương phẩm không bùn với mật độ cao đạt tiêu chuẩn VietGap, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với mô hình nuôi truyền thống.
Pin nhiên liệu ( fuel cells) là một thiết bị điện hóa cho phép chuyển hóa trực tiếp năng lượng của một phản ứng hóa học thành năng lượng điện. Có rất nhiều loại pin nhiên liệu, mỗi loại có đặc điểm và hoạt động riêng. Nhiên liệu cho pin cho có thể là hydro hay các hydrocarbon, chẳng hạn như khí thiện nhiên, methanol hoặc xăng. Pin nhiên liệu chỉ hoạt động khi được cung cấp đầy đủ nhiên liệu và sinh ra dòng điện trực tiếp
Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh do TS Đỗ Thị Liên và các cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân lập là nguồn thức ăn mới góp phần đảm bảo chất lượng, số lượng thức ăn cho con giống loài hai mản
Áp dụng công nghệ lôi cuốn hơi nước hồi lưu kết hợp siêu âm, Công ty TNHH Giải pháp công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu sản xuất ra tinh dầu từ thảo dược thiên nhiên, với hiệu suất trích ly cao và tiết kiệm thời gian.
Được ví như “sữa mẹ” cho thực vật, chế phẩm xử lý hạt giống ứng dụng công nghệ nano của PGS.TS Nguyễn Hoài Châu (Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và các đồng nghiệp được kỳ vọng sẽ là một giải pháp giúp tăng khả năng nảy mầm của hạt, hỗ trợ cây con phát triển nhanh hơn và tăng sức đề kháng cho cây trong việc chống lại các tác động tiêu cực từ môi trường.
Hàng trăm năm trước, khi chưa có vật liệu sử dụng trong xây dựng như xi măng thì ông cha ta đã sử dụng một thứ vữa được chế bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu mang đặc thù của địa phương. Ví như ốc vặn đốt thành than luyện với vỏ cây dè rớt, hoặc dùng mật luyện kỹ với vôi vỏ sò. Vùng Nghệ An dùng vỏ hến rây kỹ, trộn cát, thâm mật xấu, giấy bản ngâm ướt hay rơm nếp và trộn với nhựa lá cây bớt lời. Mật, đường lấy từ mía, người ta đã làm một chất dẻo để nặn phù điêu rồng phượng, hoa đá trang trí những cột trụ hay hình lưỡng long chầu nguyệt ở chùa để xây dựng nên nhiều công trình trường tồn theo thời gian như Văn Miếu Quốc tử giám, Tháp Chàm Pô Klong Garai ở Phan Rang, tháp Ponagar ở Nha Trang…
Sau nhiều năm trăn trở về việc mỗi năm tỉnh Thừa Thiên Huế phải chi đến 9 tỷ đồng để vớt bèo, rác trên sông, rạch để giải quyết vấn nạn bèo tây, ông Trần Tuấn – Nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng chế chiếc máy thu vớt bèo trên sông, hồ với giá chỉ bằng một phần hai mươi chiếc máy đang bán trên thị trường. Nhờ hệ thống máy móc liên hoàn thiết kế gọn nhẹ, bèo tây được xử lý thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón hữu cơ.
Diesel sinh học (Biodiesel) là một loại nhiên liệu lỏng có tính năng tương tự và có thể sử dụng thay thế cho loại dầu diesel truyền thống. Biodiesel được sản xuất thông qua quá trình este hóa/transeste hóa axit béo, dầu mỡ động thực vật với methanol trên xúc tác kiềm hoặc axit. Biodiesel có nhiều ưu điểm đối với môi trường so với diesel thông thường: phát sinh khí thải ít hơn rất nhiều so với nhiên liệu hóa thạch, bụi trong khí thải được giảm một nửa, các hợp chất hyđrocacbon được giảm thiểu đến 40%. Biodiesel gần như không chứa lưu huỳnh, không độc và có thể dễ dàng phân hủy sinh học.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi