Những kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực quốc phòng năm 2024 thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng (BQP) và Bộ KH&CN thời gian qua, điều này đã thúc đẩy hoạt động KH&CN lĩnh vực quốc phòng lên một tầm cao mới, đóng góp tích cực cho quân sự, quốc phòng và đảm bảo an toàn an sinh đất nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
Nếu có chiến lược đúng đắn, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong hệ thống khoa học và công nghệ cả nước.
Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nằm nâng cao hiệu quả công tác xác định nhiệm vụ khoa học & công nghệ, tuyển chọn các tổ chức chủ trì thực hiện và công tác quản lý các nhiệm vụ khoa học & công nghệ cấp quốc gia đáp ứng yêu cầu và sát với thực tiễn với phát triển kinh tế – xã hội là trách nhiệm của nghành khoa học & công nghệ trong cả nước cũng như ở mỗi địa phương.
Việc hợp nhất Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là bước đi chiến lược quan trọng, hướng đến xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.
Tại Việt Nam, hệ thống các tổ chức bảo tồn quỹ gen sinh vật của quốc gia bao gồm 17 cơ quan đầu mối thuộc 7 bộ, ngành phối hợp với 70 cơ quan tham gia trên phạm vi cả nước hàng năm thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn và khai thác nguồn gen. Mỗi đơn vị bảo tồn đều xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) ở các cấp độ khác nhau để đáp ứng các yêu cầu cơ bản cho các đơn vị bảo tồn khác nhau và phương thức khai thác sử dụng cũng khác nhau. Vì vậy, CSDL quỹ gen sinh vật còn tản mạn theo từng nhóm đối tượng do các cơ quan đầu mối thiết lập, tổ chức dữ liệu theo mục đích của từng đơn vị. Dữ liệu được quản lý bằng nhiều loại Phần mềm máy tính phát triển trên các nền tảng đa dạng. Hạ tầng công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng khả năng truy xuất thông tin trực tuyến qua mạng máy tính. Hầu hết các CSDL chưa có cả hai giao diện tiếng Việt và tiếng Anh. Vì thế, dữ liệu về Bảo tồn quỹ gen sinh vật hiện nay thường rất rời rạc, chồng chéo và không thống nhất tạo nên bộ dữ liệu khổng lồ nhưng không có sự kết nối, chia sẻ trong hệ thống. Những tồn tại trên làm ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước về tài nguyên sinh vật, làm giảm hiệu quả công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học.
Chiều 16/12/2024, tại TP Đà Nẵng, Tạp chí Cộng sản và Học viện Chính trị Khu vực III phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung - Tây Nguyên”.
Báo chí và công nghệ luôn có mối quan hệ chặt chẽ, cùng phát triển song hành trong suốt chiều dài lịch sử. Trong thời đại số hiện nay, sự phát triển của công nghệ không chỉ thay đổi cách thức sản xuất và phân phối thông tin mà còn là yếu tố quyết định đến tương lai của ngành báo chí. Báo chí số Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, nơi việc nắm bắt và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trở thành yếu tố cốt lõi để duy trì sự sống còn và phát triển bền vững. Từ AI, blockchain đến công nghệ thực tế ảo (VR), tất cả đều mang đến những cơ hội và thách thức mới cho báo chí trong kỷ nguyên số.
Ngày 12/12/2024, Viện Địa lý Nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập (1979-2024) và Hội thảo "Khoa học địa lý nhân văn trong thực hiện các chính sách phát triển ở Việt Nam".
Ngày 12/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học "Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam (KC.16/24-30)".
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi