Sáng 6/12/2024, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chủ trì Hội nghị cán bộ chủ chốt quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Ngày 03/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức phiên họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: "Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu lồng ghép yếu tố sinh thái cảnh quan, liên kết vùng và biến đổi khí hậu (BĐKH) trong quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam", mã số ĐTĐLCN-94/21.
Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thành lập phòng thí nghiệm chế tạo, hướng tới xây dựng trung tâm vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
UNESCO cam kết tiếp tục đồng hành chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các cơ quan liên quan để hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực nghiên cứu; củng cố hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đặc biệt là khoa học mở tại Việt Nam; hướng tới một tương lai, nơi khoa học mở trở thành cây cầu kết nối con người, tri thức và các giải pháp cho một thế giới bao trùm và bền vững hơn.
Sáng 27.11, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức buổi tập huấn, phổ biến kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về ngành Chăn nuôi Thú y. Tham dự có đại diện lãnh đạo, giảng viên và các em sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi Thú y tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh.
Giải thưởng Quả cầu vàng nhằm vinh danh những nhà khoa học trẻ có đóng góp nổi bật trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Năm 2024, 10 nhà khoa học trẻ, từ 30 đến 34 tuổi, đã được trao giải thưởng nhờ những thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ y - dược, công nghệ sinh học, môi trường và vật liệu mới. Họ không chỉ sở hữu nhiều sáng chế và công bố quốc tế mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước nhà.
Nguồn gen cây trồng là nguồn cung cấp vật liệu duy nhất và cần thiết cho các chương trình chọn tạo và cải tiến giống để tạo ra các giống cây trồng mới đáp úng nhu cầu ngày càng đa dạng của sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường trong điều kiện khí hậu, đất đai không ngừng biến đổi. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc quy hoạch phát triển các nhà máy thủy điện là rất cần thiết. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là rất nhiều diện tích rừng có giá trị đa dạng sinh học cao, các vùng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ven rừng bị mất hay bị hủy hoại. Hậu quả có thể thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh, gây mất đất sản xuất của người dân, làm phá vỡ cân bằng sinh thái. Do đó, việc thu thập, bảo tồn các nguồn gen tại các địa bàn này cũng rất cấp thiết.
Chuyển đổi công nghiệp là một quá trình tất yếu, khách quan trong quá trình công nghiệp hoá nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung nhằm chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là chủ trương quan trọng của Đảng ta nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp là cơ sở cho việc đưa ra cơ chế, chính sách cụ thể, trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, tạo động lực mới và phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế cũng như thu hút các nguồn lực chất lượng cao cho phát triển đất nước.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sự khai thác nguồn nước thượng nguồn và những tác động tiêu cực từ thiên tai, ô nhiễm môi trường nước, lĩnh vực thủy lợi tại Việt Nam đang đối diện với những thách thức lớn chưa từng có. Để vượt qua, khoa học công nghệ được xem là chìa khóa, là nền tảng vững chắc đưa ngành thủy lợi tiến xa hơn trong việc bảo đảm an ninh lương thực, quản lý tài nguyên nước và phát triển bền vững. Hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 14/11/2024 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào ngành này.
Nguồn gen cây thuốc trong tự nhiên ở Việt Nam đang bị cạn kiệt nhanh, là do hoạt động khai thác không có kế hoạch đặc biệt là những loài dược liệu quý có hoạt chất sinh học cao, như các loài sâm, tam thất, lan kim tuyến, bảy lá một hoa, hà thủ ô đỏ, sâm tố nữ, ngải đen…
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi