Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra những cơ hội và thách thức lớn đối với các quốc gia và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các quốc gia trong thời kỳ này là khả năng đổi mới công nghệ. Để đối mặt với những thay đổi nhanh chóng, các quốc gia như Đức, Hàn Quốc, và Israel đã triển khai những chính sách đổi mới công nghệ mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam, trong bối cảnh đang đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghiệp, có thể học hỏi nhiều từ các chiến lược này. Bài viết này sẽ phân tích các chính sách đổi mới công nghệ ở Đức, Hàn Quốc và Israel, đồng thời đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc phát triển công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một trong những nguồn phế phẩm lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả chính là các phụ phẩm nông nghiệp. Tại Việt Nam, hàng triệu tấn phế phẩm này mỗi năm đang bị bỏ quên hoặc xử lý không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã tìm ra cách tái chế chúng thành một sản phẩm có giá trị cao: than sinh học. Sự sáng tạo này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn nâng cao giá trị kinh tế cho nông sản phụ phẩm.
Ngày 26/11/2024 tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hóa” (Ban chủ nhiệm Chương trình KC.03/21-30) phối hợp với Vụ Công nghệ cao, Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước (Bộ KH&CN) tổ chức Hội thảo khoa học “cơ khí - tự động hóa phục vụ cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc”.
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia (Nafosted) và các cơ quan tài trợ nghiên cứu của Bộ KH&CN có thể xem xét, phối hợp triển khai một số hợp tác cụ thể trong tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu tập trung một số chủ đề quan trọng đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, thiết kế vi mạch, công nghệ sinh học... Bộ KH&CN sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang chính sách nhằm hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy các hợp tác này.
Ngày 21/11/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long nhằm trao đổi về một số nhiệm vụ chung. Trong khuôn khổ cuộc họp, hai bên đã thảo luận các vấn đề quan trọng, đặc biệt là việc phối hợp xây dựng Nghị định về đổi mới sáng tạo (ĐMST) nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động KH,CN&ĐMST tại Việt Nam.
Ngày 22/11/2024 tại Hà Nội, Văn Phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.02/21-30 phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Xác định nhu cầu, khả năng đáp ứng công nghệ vật liệu và xây dựng đầu bài cho Chương trình KC.02/21-30”.
Tại buổi làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hà Giang ngày 21/11/2024, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đã ghi nhận những thành tựu đáng khích lệ của ngành KH&CN tỉnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng chỉ ra những thách thức mà Hà Giang cần giải quyết, đặc biệt là trong việc nâng cao giá trị các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Nhằm đánh giá được toàn diện kết quả ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT); đề xuất định hướng ứng dụng và phát triển CNTT ngành TN&MT trong giai đoạn 2020-2030, nhóm nghiên cứu do ThS. Trần Văn Đoài và các cộng sự tại Trung tâm Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường đã thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường, giai đoạn 2020 - 2030”.
Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) mang tính đặc thù, giải pháp đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia.
Sáng 27.11, Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức buổi tập huấn, phổ biến kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về ngành Chăn nuôi Thú y. Tham dự có đại diện lãnh đạo, giảng viên và các em sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi Thú y tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi