Ngày 8/12/2024, tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka đã vinh danh 187 đề tài xuất sắc thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, y dược, giáo dục, và nhiều ngành khác. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các tài năng trẻ, khuyến khích các sinh viên sáng tạo và đóng góp cho sự phát triển khoa học, công nghệ, cũng như các giải pháp thiết thực cho xã hội. Các nghiên cứu này không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo mà còn mang tính ứng dụng cao, thể hiện sự tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực thực tiễn.
Với thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, các quốc gia đều đang đối mặt với yêu cầu cấp bách về giảm phát thải khí nhà kính. Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ phát thải lớn, ước tính khoảng 43% tổng lượng phát thải quốc gia, tương đương 65-150 triệu tấn CO2 mỗi năm. Trong bối cảnh này, chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh, giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là cơ hội để ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng là việc cấp chứng chỉ carbon và giao dịch tín chỉ carbon trong sản xuất nông nghiệp. Diễn đàn "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu Net Zero, bảo vệ môi trường nông thôn" đã đặt ra những vấn đề then chốt về việc giảm phát thải và phát triển nền nông nghiệp xanh tại Việt Nam.
Lựa chọn mô hình doanh thu cho startup là yếu tố quyết định giúp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng một cách hiệu quả. Mặc dù sở hữu một sản phẩm tốt là nền tảng, nhưng để thành công, startup cần tối ưu hóa việc tiếp cận và duy trì khách hàng. Quá trình này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mô hình doanh thu phù hợp, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngành nghề, loại hình sản phẩm (phần mềm, phần cứng), và các kênh phân phối. Bài viết này sẽ giới thiệu một số mô hình doanh thu phổ biến nhất, giúp các startup lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất cho mình.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu và là quốc sách để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã định hướng.
Ngày 6/12, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đóng góp đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2025-2030”.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy cho biết, “về mặt công nghệ, chúng ta có thể đi sau thế giới rất nhiều, nhưng các tổ chức quốc tế đều ghi nhận chúng ta tiên phong về quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)”.
Ngày 12/12/2024, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo về “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam”, mã số KC.16/24-30 (Chương trình KH&CN Net Zero) nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường KH&CN quốc gia đến năm 2030 (Thông tư). Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc quản lý Chương trình phát triển thị trường KH&CN quốc gia đến năm 2030 (Chương trình) được phê duyệt tại Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
“Hợp tác quốc tế (HTQT) về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) cần hướng đến mục tiêu là thông qua các chương trình, dự án HTQT để thu hút được vốn nước ngoài, công nghệ cao, công nghệ nguồn, nguồn chất xám khoa học thế giới về Việt Nam; từng bước xuất khẩu công nghệ và hàng hóa công nghệ Việt Nam ra nước ngoài và thực hiện được trách nhiệm với KH&CN quốc tế”.
Sở Khoa học và Công nghệ thông báo lịch tiếp công dân năm 2021, như sau:
1. Lịch tiếp công dân - Tiếp công dân định kỳ: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ tiếp công dân vào ngày làm việc tiếp theo liền kề. Trường hợp Giám đốc bận công việc đột xuất hoặc đi công tác thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở tiếp công dân. - Tiếp công dân đột xuất: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tiếp công dân đột xuất theo từng vụ việc. - Tiếp công dân thường xuyên: Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Thời gian tiếp công dân - Buổi sáng: Từ 7h 30’ đến 11h 30’ - Buổi chiều: Từ 13h 30’ đến 16h 30’
3. Địa điểm tiếp công dân: Tại phòng Tiếp công dân, Số 63 - Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi