Thực hiện Kế hoạch số 318/KH-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số (CĐS) và đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2024. Trên cơ sở nội dung Kế hoạch, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, tập trung nguồn lực triển khai CĐS, thúc đẩy cải cách hành chính (CCHC).
Trong năm 2024, tỉnh ta đã hoàn thành 92/92 chỉ tiêu nhiệm vụ, CĐS bao gồm: 20 chỉ tiêu CĐS và an toàn thông tin; 27 chỉ tiêu CĐS gắn với CCHC; 22 chỉ tiêu CĐS gắn với kết nối, chia sẻ dữ liệu; 33 nhiệm vụ CĐS gắn với mô hình tiện ích đề án 06. Ngoài ra, tỉnh ta đã tổ chức thành công Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến về CĐS với chủ đề “Xây dựng công dân số tỉnh Hà Giang”, thu hút tổng số 57.489 người tham gia với tổng số 303.134 lượt thi; tổ chức Tọa đàm về truyền thông chính sách trên địa bàn tỉnh; tổ chức Ngày hội truyền thông lan tỏa tinh thần CĐS; tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày CĐS của tỉnh (28/8) và ngày CĐS quốc gia (10/10).
Kết quả về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động CĐS trên địa bàn tỉnh: Để hoàn thành Kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS năm 2024 đã đề ra, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động CĐS thường xuyên. Tỉnh đã tổ chức hợp nhất Ban chỉ đạo CCHC, Ban điều hành CĐS và Tổ công tác đề án 06 thành “Ban chỉ đạo CCHC, CĐS và Đề án 06”; duy trì hàng quý tổ chức phiên họp thường kỳ, đánh giá công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành và triển khai các nhiệm vụ CĐS của tỉnh; đồng thời thực hiện lồng ghép việc kiểm tra, giám sát công tác CĐS trong Kế hoạch kiểm tra CCHC của tỉnh. Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác CĐS. Kết quả tổng hợp bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử, UBND tỉnh Hà Giang xếp loại tốt.
Kết quả về công tác hoàn thiện thể chế: Để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy CĐS, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2024 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về CĐS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2024, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, Kế hoạch, Quyết định, Chương trình và các văn bản trọng tâm chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thành phố quan tâm triển khai công tác CĐS.
Kết quả về chính quyền số:
Hạ tầng số: Đã triển khai, duy trì mạng Truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh với quy mô triển khai 240 điểm (trong đó: 47 điểm là các sở, ban, ngành, Huyện ủy, Thành ủy, UBND các huyện, thành phố; 193 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh); đồng thời, triển khai 100% hệ thống giám sát băng thông, tình trạng kết nối, lưu lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng; hạ tầng thiết bị, mạng cục bộ (mạng LAN) tại các đơn vị: 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN, kết nối Internet; 100% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động được trang bị máy tính làm việc và kết nối internet; hoàn thành nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và thực hiện chuyển đổi các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh từ Trung tâm tích hợp dữ liệu cũ sang hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu mới. Đến nay, tỉnh ta đã hoàn thiện Hồ sơ đề nghị Bộ Công an sớm đưa Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh vào Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Dữ liệu số: Thực hiện đầu tư Trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) để tra cứu, khai thác các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia; sử dụng hệ thống điều hành thông minh: Họp không giấy tờ, 100% các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng, ban hành, thực hiện đưa vào sử dụng 03 phân hệ Hệ thống điều hành thông minh; hoàn thành công tác chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu 100% thuê bao trên địa bàn tỉnh thông qua đối soát với CSDL quốc gia về dân cư; hoàn thiện chức năng, tính năng và duy trì thử nghiệm Hệ thống thông tin giải quyết TTHC (VNPT iGtae) và kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; duy trì vận hành Cổng dữ liệu dùng chung của tỉnh, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; các ngành đã quan tâm dành nguồn lực triển khai các mô hình nhiệm vụ Đề án 06 có yêu cầu tích hợp với Nền tảng “công dân số Hà Giang”; rà soát, đối soát thông tin và xác thực dữ liệu với CSDL dân cư; cập nhật, số hóa dữ liệu hộ tịch điện tử từ sổ hộ tịch các huyện, thành phố: Hà Giang, Đồng Văn, Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần, Vị Xuyên đối với 389.308 dữ liệu trang sổ hộ tịch; 277.237 dữ liệu khai sinh; 75.681 dữ liệu kết hôn; 30.347 dữ liệu khai tử; 31.223 dữ liệu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;… 100% cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh đã được triển khai các hệ thống thông tin dùng chung để xử lý, trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng; 98% các văn bản điện tử được ứng dụng ký số và gửi/nhận giữa các cơ quan, đơn vị trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc...
Các ứng dụng, dịch vụ: Duy trì hoạt động hiệu quả thư điện tử công vụ với 25.467 tài khoản cho CBCCVC, đảm bảo 100% CBCCVC có hộp thư tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng; chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh là: 26.119 chứng thư số, đảm bảo tỷ lệ 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số chuyên dùng; duy trì hoạt động hệ thống Hội nghị giao ban trực tuyến tỉnh được triển khai với quy mô 241 điểm cầu; kết nối Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin giải quyết TTHC thử nghiệm (VNPT iGate) với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
Nguồn nhân lực phát triển chính quyền số: Triển khai Văn bản số 3392/UBND-KTTH ngày 25/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện giải pháp nâng cao chỉ số ICT index và DTI tỉnh Hà Giang. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã phân công CBCCVC thực hiện nhiệm vụ chuyên trách/kiêm nhiệm 02 nhiệm vụ: CĐS và An toàn thông tin. CBCCVC chuyên trách là 1.182 người, trong đó cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin (CNTT) là 159 người, đạt tỷ lệ 13,45%. CBCCVC kiêm nhiệm về CNTT, CĐS là 1.102 người, chiếm gần 5% tổng số cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; đào tạo về CĐS cho cán bộ, công chức xã, lãnh đạo cấp huyện, đội ngũ hỗ trợ người dân, Đoàn Thanh niên, cán bộ chuyên môn thông qua nền tảng đào tạo trực tuyến đại trà (MOOC). Tổ chức 15 khóa học trực tiếp và trực tuyến cho 4.662 lượt người tham gia;…
Kinh tế số: Bưu chính Viettel và Bưu điện tỉnh triển khai tập huấn và hỗ trợ đưa sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP lên sàn Thương mại điện tử; triển khai mô hình chợ 4.0 về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực chợ Trung tâm các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; triển khai hóa đơn điện tử đến 100% doanh nghiệp, tỷ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch điện tử (gồm ví điện tử, tài khoản ngân hàng);…
Xã hội số: Thực hiện lộ trình tắt sóng 2G, doanh nghiệp viễn thông có chính sách ưu đãi, khuyến mại và hỗ trợ điện thoại thông minh cho người dân chuyển đổi lên thuê bao 4G, đến nay Hà Giang còn 24.500 thuê bao 2G cần chuyên đổi lên 4G; các doanh nghiệp đã phủ sóng di động thêm 04 thôn trắng sóng, nâng tỷ lệ thôn phủ sóng di động là 98,89%; chữ ký số trên địa bàn tỉnh là: 34.752 chứng thư số;…
An toàn thông tin: Tổ chức hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xử lý tình huống mất an toàn thông tin trên hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; giám sát, bảo vệ hệ thống thông tin của tỉnh: 100% các máy chủ thuộc hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đã được cài đặt, cấu hình tường lửa, phần mềm diệt virus, cài đặt hệ thống giám sát an toàn thông tin; triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh, kết nối với hệ thống giám sát an toàn quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Hoàn thành mô hình an toàn thông tin 04 lớp theo quy định; triển khai hệ thống theo dõi giám sát an toàn thông tin (SIEM) của Tỉnh ủy. Đầu tư 200 license phần mềm Antivirus cài đặt theo mô hình tập trung, thường xuyên phối hợp với Cục An toàn thông tin về việc cảnh báo, xử lý các loại virus, mã độc tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, kiểm tra đảm bảo an toàn, an ninh mạng và triển khai xử lý, khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Công an phục vụ kết nối đến CSDL quốc gia về dân cư; phối hợp với Cục An toàn thông tin, Công ty an ninh mạng Viettel tập huấn về an toàn thông tin và diễn tập thực chiến về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh;…
Với những kết quả đã đạt được về CĐS năm 2024 của tỉnh Hà Giang, trong thời gian tới, Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số CĐS, nhất là phát triển chính quyền số, các sáng kiến trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giáo dục, y tế, để đạt được mục tiêu này, tỉnh cần xây dựng một mô hình kết nối giữa doanh nghiệp, chính quyền và các chuyên gia nhằm thúc đẩy quá trình CĐS diễn ra toàn diện và sâu rộng./.
Nguồn tin: