Trong xu thế tái thiết sau đại dịch Covid-19, Việt Nam xác định lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm đòn bẩy đưa nền kinh tế bứt phá. Những điểm nhấn sau đây của nền Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ là những căn cứ quan trọng, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nền kinh tế nước ta trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Ngày đăng: 01/05/2023 / Lượt xem: 51
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm: Ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Ngày đăng: 01/04/2023 / Lượt xem: 50
Trong những năm qua, công nghệ sinh học của nước ta phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo bước đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường. Công nghiệp sinh học từng bước được hình thành, nhiều doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất, thương mại hóa sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện tại,… do nhận thức về công nghệ sinh học chưa đầy đủ, cơ chế chính sách chưa phù hợp; đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Ngày đăng: 01/04/2023 / Lượt xem: 49
Cây ngô là cây lương thực chính của người dân trong chăn nuôi gia súc. Sau khi thu hoạch bắp ngô, phế phụ phẩm như thân, lá ngô, vỏ, lõi ngô tươi được sử dụng cho gia súc ăn trực tiếp. Tuy nhiên, phế phẩm này sau thu hoạch lại rất dồi dào nên được dùng để chế biến làm thức ăn cho gia súc - là cách giúp nông dân tiết kiệm chi phí, đồng thời là nguồn dự trữ thức ăn chăn nuôi vào mùa khô lạnh. Chính vì vậy chế biến phế phụ phẩm từ cây ngô làm thức ăn cho gia súc là điều cần thiết cho người dân chăn nuôi. Sau đây là một số cách chế biến giúp đa dạng nguồn thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm cây ngô:
Ngày đăng: 01/04/2023 / Lượt xem: 56
Vườn tạp là vườn quảng canh, là vườn đầu tư lao động, vật tư, hàm lượng kỹ thuật ít, hiệu quả kinh tế thấp. Kinh tế vườn hộ là một bộ phận cấu thành kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Vì vậy, cần cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, tạo ra khu vườn mang tính chất hàng hóa có thu nhập kinh tế cao. Đồng thời, áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào diện tích vườn hộ sẽ đem lại thêm nguồn thu nhập ổn định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày của hộ gia đình.
Ngày đăng: 01/04/2023 / Lượt xem: 60
Thỏ là một loài động vật có vú nhỏ (thuộc họ Leporidae - bộ Lagomorpha) sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn nuôi để lấy các sản phẩm thịt, da và lông. Thỏ có nhiều loại: Thỏ đen, thỏ trắng, thỏ New Zealand,... là một trong những giống thỏ có sức đề kháng cao, ít bệnh, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam.
Ngày đăng: 01/03/2023 / Lượt xem: 51
Trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tại thị trường nội địa, nhiều hàng hóa do Việt Nam sản xuất (trong đó có sản phẩm hoa) bị yếu thế trước các sản phẩm nhập nội của Trung Quốc, Thái Lan. Bên cạnh đó, do sức ép cạnh tranh gia tăng và thị trường đòi hỏi hàng hóa cần phải có sự minh bạch, được chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, quy tắc sản xuất... Tuy nhiên, Việt Nam phản ứng chậm và chưa đáp ứng được trước những yêu cầu mới của thị trường (trên 80% nông sản của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác...) và thường được bán ra thị trường thế giới với giá không cao, hơn nữa phải thông qua các thương hiệu của nước ngoài.
Ngày đăng: 01/03/2023 / Lượt xem: 52
Trong nhiều năm qua, vấn đề bảo đảm nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của lực lượng vũ trang, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang là vấn đề rất quan trọng, được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, chăm lo thực hiện. Đã có nhiều Chương trình, Dự án triển khai xây dựng được hệ thống hồ nước treo, bể nước tại các cơ quan, đơn vị, gia đình với lượng kinh phí khá lớn, dần khắc phục được tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất tại địa phương, đặc biệt là tại 4 huyện vùng cao thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn (Huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc). Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng hệ thống bể chứa nước phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và sinh hoạt, sản xuất của các cơ quan, trường học, bệnh viện và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các huyện vùng cao núi đá phía Bắc cho thấy: Sau một thời gian sử dụng, có rất nhiều bể chứa nước bị nứt, vỡ, không chứa được nước nên đã bị bỏ không. Tỷ lệ bể chứa nước bị nứt khá cao, vừa lãng phí vừa gây khó khăn lớn cho đời sống sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt trong mùa khô của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang cũng như cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Ngày đăng: 01/03/2023 / Lượt xem: 58
Cây trám, thuộc chi Trám (Canarium), có tên khoa học là Canarium nigrum Engler, ở Việt Nam phổ biến có 2 loài trám trắng và trám đen. Là cây gỗ lớn bản địa có chiều cao trung bình từ 25 - 30m, đường kính từ 50 - 70cm (có thể tới 90cm), cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt và chồi rất mạnh, cây con mọc khoẻ và chịu bóng, thân cây tròn thẳng, tán lá rộng và xanh quanh năm, gốc hơi có múi, phân cành cao, tán dày, rộng; vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen; cây có lá kép lông chim, xanh lục sẫm, bóng; cụm hoa chuỳ dài hơn lá, hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt; quả hạch hình trứng, dài 3,5 - 4,5cm, rộng 2 - 2,5cm, khi chín màu tím đen; cây ra hoa tháng 4 - 5, quả chín vào khảng từ tháng 8 - 10.
Ngày đăng: 01/03/2023 / Lượt xem: 51
Cam vàng là quả có vỏ bóng nhẵn, có những vết rám sạm, mọng nước, có vị ngọt đậm đặc trưng và khi chín có màu vàng bắt mắt. Vào cuối thu, tiết trời se se lạnh, là lúc những vườn cam vàng sai trĩu quả ở Hà Giang đang độ chín, cho bà con một vụ mùa bội thu, giúp người dân thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên đất quê hương.
Ngày đăng: 01/02/2023 / Lượt xem: 52
Lịch công tác sokhcnhagiang mail dacsanhagiang sti.vista.gov thuvienkhoahochg video photo

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online: 5

Hôm nay: 424

Tháng này: 4332

Tổng lượt truy cập: 163283